Ấn Độ triển khai tiêm kích tự phát triển, cạnh tranh với TQ

Đài RT (Nga) ngày 13-1 đưa tin mẫu tiêm kích thử nghiệm HAL Tejas do Chuẩn Đô đốc Jaideep Maolankar điều khiển đã đáp thành công xuống tàu sân bay INS Vikramadytia của Hải quân Ấn Độ.

Động thái này được coi là bước thành công đối với Ấn Độ và nhiều khả năng sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc. Theo đó, dòng HAL Tejas của Ấn Độ được cho là đối thủ trực tiếp với J-10 nước này. 

00:00
/
Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4
 Video ghi cảnh tiêm kích HAL Tejas hạ cánh thành công trên tàu sân bay INS Vikramadytia ngày 11-1. Nguồn: BỘ QUỐC PHÒNG ẤN ĐỘ

Được biết HAL Tejas là tiêm kích đa năng hạng nhẹ do Ấn Độ tự nghiên cứu và phát triển. Được trang bị những công nghệ mới giúp Tejas có sức mạnh vượt trội trên bầu trời, đủ sức đối đầu với những chiếc JF-17 của Trung Quốc chế tạo cho Pakistan cũng như chính những chiếc J-10.

Ngoài ra, HAL Tejas cũng sử dụng động cơ có hiệu suất cao F404-GE-IN20 và GE F414 của hãng General Electric (Mỹ).

Với trọng lượng không tải 6,5 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 13,5 tấn, HAL Tejas có thể mang được 4 tấn vũ khí gồm: Tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất tầm xa, tên lửa chống tàu hoặc bom dẫn đường.

Dòng máy bay này đang sử dụng radar EL/M-2032 và các thiết bị điện tử do Israel chế tạo, điều đặc biệt máy bay có thể sử dụng được tất cả chủng loại vũ khí dành cho tiêm kích hạng nhẹ của cả Nga và phương Tây. 

Hiện Ấn Độ đang đẩy mạnh việc hoàn thiện và sản xuất đại trà loại máy bay này nhằm thay thế MiG-21 Bison nhằm nâng cao năng lực tự chủ vũ khí trong nước. Việc sử dụng máy bay tự sản xuất cũng tiết kiệm chi phí hơn so với phải mua máy bay chiến đấu hạng trung mới từ nước ngoài. 

Trong một diễn biến có liên quan, tàu sân bay INS Vikramadytia mới đây đã được triển khai nhằm giám sát cuộc tập trận hải quân chung giữa Pakistan và Trung Quốc kéo dài chín ngày. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Thổ Nhĩ Kỳ bàn với Mỹ chuyện loại S-400 Nga để mua F-35?

Thổ Nhĩ Kỳ bàn với Mỹ chuyện loại S-400 Nga để mua F-35?

(PLO)- Có thông tin rằng để Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập trở lại chương trình F-35, các quan chức Mỹ đã yêu cầu Ankara bàn giao các hệ thống S-400 mua từ Nga cho Mỹ hoặc di chuyển những hệ thống này tới khu vực do Mỹ kiểm soát ở căn cứ Incirlik.

Lý do MiG-35 chật vật tìm người mua trong khi MiG-29 được ’sủng', dù cùng là tiêm kích Nga

Lý do MiG-35 chật vật tìm người mua trong khi MiG-29 được ’sủng', dù cùng là tiêm kích Nga

(PLO)- Cùng là tiêm kích Nga nhưng lại có số phận hoàn toàn khác nhau, trong bài viết "Cùng là tiêm kích Nga, tại sao MiG-29 được 'sủng' còn MiG-35 chật vật tìm người mua?" chúng ta biết MiG-29 đã được bàn giao tới hơn 40 nước trong khi MiG-35 gần như vắng mặt trong các hoạt động nghiệp vụ tại Nga và cũng chưa tìm thấy khách hàng nước ngoài, hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao.