Báo chí góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm

(PLO)- Chủ đề hội thảo vừa có tính thời sự vừa có ý nghĩa lý luận, thực tiễn góp phần xây dựng Đảng, quản lý nhà nước và hoạt động báo chí truyền thông.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 20-9, tại TP Nha Trang, Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội thảo báo chí tỉnh Khánh Hòa với chủ đề “Vai trò của báo chí trong xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn mới”.

Cột-phải_P5_minhanh_1h.jpg
Các đại biểu tham gia hội thảo báo chí tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: XH

Chủ đề vừa thời sự vừa ý nghĩa

Ông Đoàn Minh Long, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa, cho biết ngày 22-9-2021, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 14-KL/TW về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Chủ trương này được ví như luồng gió mới tác động tích cực đến tâm lý xã hội và tạo niềm tin, khát vọng, ý chí phấn đấu vượt khó, sáng tạo cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn có tính cấp bách.

Theo đó, Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội thảo này vừa mang tính thời sự, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với công tác xây dựng Đảng, quản lý nhà nước và hoạt động báo chí truyền thông, trong tác nghiệp cũng như nghiên cứu lý luận. “Ban tổ chức hội thảo đã nhận 30 tham luận về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đặc biệt là những kinh nghiệm nghề nghiệp thiết thực nhất, cũng như đề xuất gợi ý rất hữu ích cho hội thảo” - ông Đoàn Minh Long cho biết.

Tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân kỳ vọng Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa tiếp tục tổ chức các hội thảo; các lớp bồi dưỡng, lớp tập huấn cho các hội viên, nhà báo chất lượng cao, chủ đề chuyên sâu. Bên cạnh đó, báo chí Khánh Hòa cần tiếp tục phát huy vai trò quan trọng, đồng hành cùng đất nước nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh trong giai đoạn mới.

Các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường giám sát việc thực hiện quy chế phát ngôn của các đơn vị trực thuộc, bảo đảm thông tin đầy đủ, kịp thời cho các cơ quan báo chí.

Nhân rộng mô hình hay, giải pháp hiệu quả

Chia sẻ với báo chí về bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, PGS-TS Nguyễn Thành Lợi, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị, cho biết việc báo chí tham gia tuyên truyền bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung đang gặp một số khó khăn nhất định như không ít người đứng đầu các cơ quan, đơn vị ngại va chạm, không cung cấp thông tin cho báo chí; không thực hiện tốt quy định về người phát ngôn, chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính theo đúng quy định.

PGS-TS Nguyễn Thành Lợi cho rằng cần có sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ hơn trong việc cung cấp thông tin cho báo chí đến từ các cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu, người được giao nhiệm vụ phát ngôn. Các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường giám sát việc thực hiện quy chế phát ngôn của các đơn vị trực thuộc, bảo đảm thông tin đầy đủ, kịp thời cho các cơ quan báo chí.

“Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, vai trò của báo chí truyền thông là hết sức quan trọng. Do đó, thời gian tới, các cơ quan báo chí truyền thông cần đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng những mô hình, giải pháp thí điểm, đổi mới, sáng tạo có hiệu quả. Chúng ta luôn phải xác định đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn nỗ lực hành động vì lợi ích chung là phẩm chất cần có của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ mới” - PGS-TS Nguyễn Thành Lợi chia sẻ.

Còn theo PGS-TS Đỗ Thị Thu Hằng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, gợi mở các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa cần cung cấp cho báo chí những thông tin chính thống, số liệu thống kê về công tác cán bộ, những chính sách mới, thành tựu đạt được; cũng như các tồn tại, hạn chế.

“Về phía cơ quan báo chí, hãy cung cấp cho cơ quan chức năng những phản hồi, ý kiến của người dân, của cán bộ, công chức về công tác cán bộ, những vấn đề mà báo chí đã phát hiện, những kiến nghị của độc giả, giúp cơ quan chức năng nắm bắt dư luận xã hội, kịp thời điều chỉnh các chính sách” - PGS-TS Đỗ Thị Thu Hằng gợi mở.•

Cùng ngày, tại TP Nha Trang, Ban Tổ chức Giải báo chí Nam Trung Bộ đã tổ chức lễ trao Giải báo chí Nam Trung Bộ lần thứ nhất cho 22/250 tác phẩm dự thi. Trong đó có hai tác phẩm đoạt giải nhất, bốn tác phẩm đoạt giải nhì, sáu tác phẩm đoạt giải ba và 10 tác phẩm đoạt giải khuyến khích.

Theo đó, loạt bài bốn kỳ phỏng vấn lãnh đạo các tỉnh Nam Trung Bộ - Tây Nguyên về quy hoạch, tăng tốc phát triển của nhóm tác giả Lê Tấn Lộc, Trần Công Huỳnh Hải, Lê Xuân Hoát và Nguyễn Vũ Long đến từ báo Pháp Luật TP.HCM, đoạt giải khuyến khích. TIẾN THOẠI

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm