Bảo tồn đất ngập nước để hạn chế sóng thần

Theo Bộ TN&MT, việc xây dựng một nghị định mới về đất ngập nước thay thế Nghị định số 109/2003 là việc làm cần thiết. Việc này nhằm giải quyết được các vấn đề bất cập hiện nay trong quản lý đất ngập nước, góp phần kiện toàn văn bản quản lý, nâng cao năng lực bảo tồn và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước ở Việt Nam.

Theo Bộ TN&MT, Việt Nam có hơn 12 triệu ha đất ngập nước phân bố rộng khắp các vùng sinh thái, trong đó nhiều vùng đất ngập nước được xác định có giá trị bảo tồn cao (nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên và nhiều khu đã công nhận là khu Ramsar).

Hiện tại, Việt Nam cũng đã trở thành thành viên thứ 50 của Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (năm 1989).

Đất ngập nước có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và thịnh vượng của loài người nhờ các chức năng tiết nước ngầm, tích lũy chất dinh dưỡng, duy trì đa dạng sinh học. Đất ngập nước còn giúp chắn sóng, gió bão và ổn định bờ biển, chống xói lở, hạn chế sóng thần.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Nghị định số 109/2003 và các văn bản liên quan chưa đáp ứng yêu cầu của việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước, bảo tồn đa dạng sinh học và duy trì các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước đang bị đe dọa, có nguy cơ suy thoái…

Hiện tại, Bộ TN&MT đang lấy ý kiến góp ý đối với đề nghị xây dựng nghị định này trên cổng thông tin điện tử của Bộ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm