Phóng sinh cá chim trắng: Hậu quả khôn lường!

Phóng sinh tức là nhìn thấy các loại chúng sinh có mạng sống đang bị bắt nhốt, giam cầm, sắp sửa bị giết hại, kinh hoàng, tù túng, mạng sống trong phút giây nguy ngập, liền phát lòng từ bi tìm cách cứu chuộc. Như vậy tức là hành vi giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống. Trong kinh Hoa nghiêm, phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện dạy rằng: “Chúng sinh thương yêu nhất là sinh mạng, chư Phật thương yêu nhất là chúng sinh. Cứu được thân mạng chúng sinh thì thành tựu được tâm nguyện của chư Phật.”

Cá chim trắng được phóng sinh xuống sông Hồng. Ảnh: Vietnamnet

Tuy nhiên, việc phóng sinh hàng tấn cá trong đó có cá chim trắng Colossoma brachypomum, một loài cá ăn thịt đáng sợ trong họ cá hổ Characidae du nhập từ Nam Mỹ được nuôi ở các ao hồ Việt Nam thì quả thực quá sức tưởng tượng.

Rất nhiều cá thể của loài này đã vượt khỏi tầm kiểm soát của con người thoát ra vùng lòng hồ. Chúng tấn công ăn thịt rất nhiều các loài cá bản địa, chúng là nỗi khiếp sợ của các loài lưỡng cư, bò sát và ngay cả một số loài thú nhỏ.

Những ghi nhận cách đây vài năm tại huyện Thống Nhất, Đồng Nai là cá chim trắng được nuôi trong ao đã cắn đứt ngón tay út của một phụ nữ trong lúc giặt quần áo ở cầu ao. Những con cá chim trắng trên 1 kg trở lên thường hay tấn công đàn vịt con nuôi, chăn thả trong ao. 

Đổ nhẹ cá xuống sông Hồng nhưng họ không hề biết rằng cá chim trắng là mối nguy hại lớn cho hệ sinh thái sông Hồng. Ảnh: Vietnamnet

Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT, ngày 26-9-2013 quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại thì loài cá này thuộc Nhóm 1: Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại đã xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Thông tư này ghi tên cá là Paractus brachypomus, có tên đồng danh là Colossoma brachypomum hoặc Colossoma bidens. 

Cá chim trắng Colossoma brachypomum. Ảnh: Internet

Cá chim trắng Colossoma brachypomum là một loài được du nhập về từ Nam Mỹ tập tính của chúng là loài săn mồi theo đàn, ăn tạp và rất hung dữ. Nếu chúng bị thoát ra ngoài tự nhiên sẽ là một nguy cơ lớn đối với các sinh vật bản địa như cướp mất phần thức ăn, tấn công các loài cá nhỏ và nguy cơ tiềm ần nhất là gây các loài bệnh cho loài bản địa, giết chết hàng loạt các loài cá sống ở các khu vực loài này sinh sống vì không có kháng thể. Việc nuôi nhột loài cá này cần được quản lý chặt chẽ và nuôi trong những khu vực có thể kiểm soát được, tránh để chúng có thể thoát ra ngoài. Đặc biệt là những khu vực đất ngập nước thấp, vùng có lũ lụt thường xảy ra hay các khu vực bảo tồn nghiêm ngặt các loài bản địa, đặc hữu, các vùng nhạy cảm về sinh thái.

Thiết nghĩ, việc phóng sinh cá, trong đó có cá chim trắng Colossoma brachypomum cần được kiểm soát chặt chẽ để chặn đứng mối nguy hiểm này!                                                

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm