Bệnh viêm da nổi cục là bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Từ tháng 9-2021, nhiều chính sách, quy định mới sẽ chính thức có hiệu lực. PLO xin giới thiệu một số quy định, chính sách mới này.

1. Bệnh viêm da nổi cục thuộc Danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch

Thông tư 09/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi Thông tư 07/2016 về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn có hiệu lực từ ngày 27-9-2021.

Theo đó, bệnh Viêm da nổi cục được bổ sung vào Danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch tại Mục 1 Phụ lục 01.

Đây là một trong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trâu bò phải áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc bằng vaccine (tại Mục 1 Phụ lục 07), thuộc trường hợp xử lý bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm. 

2. Thời giờ làm việc của người lao động trong hầm lò

Nội dung này được quy định tại Thông tư 04/2021 của Bộ Công thương quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc trong hầm lò (có hiệu lực từ ngày 1-9-2021).

Điều 4 Thông tư 04/2021 quy định ca làm việc của người lao động trong hầm lò không quá 9,5 giờ trong 1 ngày.

Thời giờ làm việc của người lao động tại vị trí sản xuất trong hầm lò không quá 7 giờ trong 1 ngày và không quá 42 giờ trong 1 tuần.

Bên cạnh đó, Điều 5 Thông tư 04/2021 quy định làm thêm giờ của người lao động trong hầm lò như sau:

- Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài ca làm việc quy định tại khoản 1 Điều 4 nêu trên.

- Bảo đảm tổng số giờ làm việc của ca làm việc và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; số giờ làm thêm không quá 300 giờ trong 1 năm.

- Việc tổ chức làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động và tuân thủ quy định tại Điều 59 và Điều 62 Nghị định 145/2020.

- Việc tổ chức làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt tuân thủ quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động.

3. Các bước khi lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh

Ngày 22-9-2021, Thông tư 11/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (KHSDĐ) chính thức có hiệu lực thi hành.

Theo đó, nội dung công việc khi lập KHSDĐ cấp tỉnh gồm 5 bước sau:

- Bước 1: Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa về KHSDĐ cấp tỉnh;

- Bước 2: Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất;

- Bước 3: Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện KHSDĐ cấp tỉnh kỳ trước;

- Bước 4: Xây dựng KHSDĐ cấp tỉnh;

- Bước 5: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan.

Bỏ giấy khen học sinh tiên tiến
Ngày 5-9-2021, Thông tư 22/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó thì sẽ không còn hình thức khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiên tiến.
Cụ thể, Điều 15 Thông tư 22/2021 về khen thưởng quy định cuối năm học, hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh:
- Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Xuất sắc" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 6 môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn cả năm đạt từ 9,0 điểm trở lên.
- Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Giỏi" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.
Ngoài ra, khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm