Bộ LĐ-TB&XH nói về đề xuất 'không cho tại vị'

Liên quan đến phương án kéo dài thời gian công tác nhưng không cho giữ chức vụ lãnh đạo. Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, cho rằng đây cũng là một phương án để nghiên cứu, tính toán.

“Hiện nay một số doanh nghiệp khi người lao động đến 60 tuổi, vẫn ký tiếp hợp đồng để ở lại làm chuyên gia, nhằm tận dụng được chất xám…” - ông Huân nói.

Như Pháp Luật TP.HCMđã đưa tin, trong buổi tọa đàm về tuổi nghỉ hưu, ngày 28-10, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho rằng công chức về hưu 60 tuổi là hợp lý nhưng đối với những cán bộ lãnh đạo đã có năng lực chuyên môn tốt thì cần tận dụng nguồn nhân lực này, nhưng vẫn tạo cơ hội cho người trẻ.

Việc tính toán tăng tuổi nghỉ hưu phải đi theo con đường kéo dài thời gian công tác nhưng thôi giữ chức vụ lãnh đạo. Cụ thể, giám đốc, hiệu trưởng nếu có năng lực thì đến 60 tuổi nghỉ làm lãnh đạo, nhưng vẫn tiếp tục làm việc như chuyên gia và hưởng lương chuyên gia cao cấp.

Như vậy Nhà nước sẽ tận dụng được lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, xóa được việc “tham quyền cố vị”. Đồng thời, không bỏ lực lượng lao động sung sức, trẻ tuổi được đào tạo có chuyên môn kỹ thuật…” - ông Lợi khẳng định. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bị can Lê Viết Chữ

Nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị bắt

(PLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu để tạo điều kiện giúp Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu.