Bộ quy tắc ứng xử: Nghệ sĩ không lợi dụng niềm tin của công chúng để trục lợi
TRÚC PHƯƠNG
Thời gian qua, xuất hiện nhiều lùm xùm xung quanh việc không minh bạch khi nghệ sĩ làm từ thiện; nghệ sĩ phát ngôn không chuẩn mực trên Facebook, Zalo… hay nghệ sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Trước tình trạng này, Bộ VH-TT&DL đang dự thảo và đưa ra lấy ý kiến rộng rãi Bộ Quy tắc của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Dự thảo gồm 3 chương, 11 điều, đặt ra các chuẩn mực hành vi ứng xử đạo đức, nhằm thống nhất nhận thức, hành động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật và toàn xã hội.
Nghệ sĩ làm từ thiện thế nào?
Tại các Điều 8, Điều 9 của bộ quy tắc này quy định ứng xử trên mạng xã hội, làm từ thiện, quảng cáo của nghệ sĩ.
Ca sĩ Thủy Tiên trong lần làm từ thiện ở miền Trung năm 2020. Ảnh: PLO
Khi tham gia hoạt động từ thiện, nghệ sĩ phải phát huy tinh thần tự nguyện, tự giác tham gia các hoạt động xã hội, nêu cao tinh thần tương thân tương ái, thương người như thể thương thân. Nghệ sĩ phải thực hiện, phối hợp thực hiện hiệu quả các phong trào, hoạt động từ thiện, nhân đạo, chăm lo người nghèo, người dễ bị tổn thương trong xã hội.
Đồng thời, nghệ sĩ phát huy uy tín cá nhân để lan tỏa các giá trị nhân văn, những việc làm tốt, hình ảnh đẹp, hành vi ứng xử văn hóa trong xã hội đến cộng đồng, chú trọng các hoạt động liên quan đến giáo dục sức khỏe cộng đồng, lối sống thân thiện và bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường sinh thái.
Trong hoạt động từ thiện, nghệ sĩ phải công khai, minh bạch, kịp thời khi tham gia các hoạt động xã hội, giữ uy tín, trách nhiệm, danh dự người hoạt động nghệ thuật, không lạm dụng danh hiệu, danh xưng, hình ảnh để tư lợi cá nhân.
Trong hoạt động quảng cáo, nghệ sĩ phải trung thực, chính xác, rõ ràng về công dụng, tính năng của sản phẩm, hàng hóa đúng quy định, đặc biệt là sản phẩm trong lĩnh vực y tế, giáo dục và môi trường.
Khi sử dụng mạng xã hội, nghệ sĩ được khuyến khích sử dụng tài khoản cá nhân để tương tác, chia sẻ, đăng tải, cung cấp thông tin chính thống có ích cho xã hội và đất nước. Nghệ sĩ phải bình luận, nhận xét đúng mực, có văn hóa, có trách nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm; trung thực trong phát ngôn, bày tỏ và chia sẻ quan điểm đúng đắn, khách quan.
Khi sử dụng mạng xã hội, nghệ sĩ không dùng từ gây thù hận, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo; không dùng ngôn ngữ, hình ảnh phản cảm, trái thuần phong mỹ tục.
Nhân cái đẹp, dẹp cái xấu
Tại dự thảo, Bộ VH-TT&DL nhấn mạnh việc khuyến khích, phát huy, lan tỏa các giá trị tốt đẹp theo tinh thần “nhân cái đẹp, dẹp cái xấu”, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, góp phần khẳng định vai trò, trách nhiệm của người hoạt động nghệ thuật trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Bộ quy tắc áp dụng là người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Về quy tắc ứng xử chung, dự thảo quy định người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật cần đặt lợi ích của dân tộc, quốc gia lên trên hết, trọng danh dự, đề cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm của người hoạt động nghệ thuật. Nghệ sĩ phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật theo tinh thần thượng tôn pháp luật.
Bên cạnh đó cần lấy giá trị chân - thiện - mỹ làm mục tiêu, động lực để lan tỏa tinh thần, sứ mệnh của nghệ thuật, góp phần hình thành nhân cách, lý tưởng sống tốt đẹp, tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi người và cộng đồng xã hội...
Không lợi dụng niềm tin của công chúng để trục lợi
Dự thảo bộ quy tắc ứng xử yêu cầu nghệ sĩ trong hoạt động nghề nghiệp cần có khát vọng cống hiến cho sự nghiệp phát triển nghệ thuật, luôn tìm tòi cái mới, cái hay để phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống nhằm sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật có giá trị tư tưởng, thẩm mỹ, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Bên cạnh đó, nghệ sĩ phải tôn trọng, lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của công chúng, khán giả để hoàn thiện bản thân và nâng cao chất lượng sáng tác và biểu diễn nghệ thuật... và không lợi dụng niềm tin, tình cảm của công chúng, khán giả để trục lợi.
(PLO)- Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cắt ngắn lịch trình công du Saudi Arabia vì vụ tấn công khủng bố nhằm vào du khách ở vùng Kashmir làm gần 30 người chết và Tổng thống Mỹ Donald Trump nhanh chóng lên tiếng sẽ sát cánh cùng Ấn Độ trong cuộc chiến chống khủng bố.
(PLO)- Dự thảo đề xuất lấy tên tỉnh Đồng Tháp sau sáp nhập Đồng Tháp và Tiền Giang, lý do là tên Đồng Tháp có tính thương hiệu cao, gắn liền với đặc trưng sinh thái – văn hóa của cả 2 tỉnh.
(PLO)- Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025) tại TP.HCM đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân và du khách.
(PLO)- Vụ chạy án cho ông trùm hóa đơn, VKS cho rằng bản án với một số bị cáo còn nhẹ, chưa tương xứng với tính chất, mức độ hành vi và hình phạt với một số bị cáo khác nặng.
(PLO)- Bị cáo Lữ Văn Tạo bị tuyên phạt 10 năm tù vì ném cháu ngoại 2 tuổi xuống ao tôm sau khi cự cãi với vợ, rất may cháu bé được cứu kịp thời, thoát chết.
(PLO)- Ba lần thuê ô tô rồi cầm cố để lấy tiền sát phạt tại các sòng bạc ở Campuchia, con bạc “khát nước” này đều trắng tay ra về và bị công an bắt giữ.
(PLO)- Theo VKS, bị cáo Hoàng Quốc Vượng lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý chỉ đạo tổ soạn thảo xây dựng Quyết định 13 theo hướng mở rộng diện đối tượng được hưởng ưu đãi giá điện 9,35 Uscents/kWh.
(PLO)- Luật sư Trương Thị Hoà được ghi nhận có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, có nhiều cống hiến cho xã hội trong chặng đường 50 năm xây dựng, bảo vệ và phát triển TP.HCM.
(PLO)- Tại Tọa đàm “Kiều bào hiến kế phát triển TP.HCM”, kiều bào đã có những góp ý cho TP.HCM để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là trí thức kiều bào.
(PLO)- Nguyên Phó Chánh án Thường trực TAND tối cao hứa sẽ tiếp tục phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu và truyền đạt kinh nghiệm cho các thế hệ sau.
(PLO)- Vụ cô gái dừng đèn đỏ bị đâm tử vong, HĐXX nhận định các bị cáo phạm sai lầm, bất chấp pháp luật, gây tai nạn ảnh hưởng đến tính mạng của người dân, ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
(PLO)- Tại tọa đàm "Kiều bào hiến kế phát triển TP.HCM", bà Nguyễn Thị Thùy Dung (Phó Chánh án TAND TP.HCM) đã có những chia sẻ pháp lý chuyện kiều bào mua nhà đất trước đây và bây giờ...
(PLO)- Bị can Nguyễn Văn Thanh đã mua chín mô tô phân khối lớn không rõ nguồn gốc rồi làm giả bộ hồ sơ để qua mặt cơ quan chức năng, đăng ký thành xe hợp pháp.
(PLO)- Tại dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, Bộ Công an đề xuất phạt tù từ 12 năm đến 30 năm, tù chung thân, chung thân không xét giảm án hoặc tử hình đối với tội danh gián điệp.
(PLO)- Nữ bị cáo gây ra vụ tai nạn làm chết cô gái dừng đèn đỏ khai chưa có giấy phép lái xe, có phóng nhanh, bấm còi liên tục, lạng lách nhưng không có ý định đua xe.