Cấm tuyệt đối người tham gia giao thông có nồng độ cồn: Cần nghiên cứu nghiêm túc, khoa học

(PLO)- Phải có quy định cấm uống rượu khi lái xe, nhưng với những tiêu chí cụ thể, khoa học, dễ kiểm soát và cần chia theo nhóm lái xe.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Dự thảo Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ đang được đưa ra lấy ý kiến. Đáng chú ý, tại Điều 8 của Dự luật quy định, "điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn" có thể bị phạt. Ngay khi dự thảo được công bố đã xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều.

Tiếp tục Diễn đàn "Cấm tuyệt đối người tham gia giao thông có nồng độ cồn", PLO đã có cuộc trao đổi với tiến sỹ Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý HASCON, Viện trưởng Viện Điện – Điện tử - Tin học EEI.

TS Nguyen Bach Phuc.jpg
TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý HASCON, Viện trưởng Viện Điện – Điện tử - Tin học EEI

. PV: Một số ý kiến cho rằng quy định như vậy là quá khắt khe, ý kiến của Tiến sĩ về vấn đề này như thế nào, thưa ông?

+ Tiến sỹ Nguyễn Bách Phúc: Cấm hẳn uống rượu khi lái xe có quá khắt khe hay không? Trả lời câu hỏi này không đơn giản một tí nào. Bởi vì nguy cơ của hành vi uống rượu khi lái xe phụ thuộc rất nhiều yếu tố, nhiều hoàn cảnh, nhiều điều kiện cụ thể, ví dụ: lái xe gì, lái xe ở đâu, lái xe vào giờ nào trong ngày, xe chở gì, chở người hay hàng hóa, lái xe uống rượu nhiều hay ít, thời điểm uống rượu trước khi lái xe, khả năng thích nghi rượu của người lái xe, sức khỏe của người lái xe, ...

Những người cho rằng phải cấm hẳn rượu khi lái xe, là cách giải quyết giản đơn nhất và triệt để nhất, khỏi phải xác định và đáp ứng chính xác tất cả các vấn đề nêu trên.

Những người cho rằng không cần cấm hẳn rượu khi lái xe, mà chỉ cần luật pháp đưa ra quy định chặt chẽ tương ứng với mọi trường hợp, nhằm đảm bảo an toàn, nhưng không ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt xã hội, hoạt động kinh tế văn hóa. Nhưng theo tôi, việc đưa ra những quy định như thế này thực ra là không khả thi chút nào, vì phạm vi quy định sẽ phải rất lớn, rất chi tiết, rất khó cho người làm luật và khó cho lực lượng kiểm tra thi hành luật.

Tôi nghĩ, Dự thảo Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ không nên quy định cực đoan như ý kiến của 2 nhóm người kể trên.

Nên chăng, phải có quy định cấm uống rượu khi lái xe, nhưng với những tiêu chí cụ thể, khoa học, dễ kiểm soát và cần chia theo nhóm lái xe. Ví dụ:

Cấm uống rượu với những lái xe chở khách công cộng: xe taxi, xe buýt, xe khách đường dài, xe ôm công nghệ cao, lái xe tải đường dài, người lái tàu thuyền chở khách,...

Quy định nồng độ tối đa cho phép cho các lái xe còn lại: xe đạp, xe gắn máy 2 bánh, xe gắn máy 3 bánh, xe ba gác và xe ba gác máy, xe bò kéo, xe ngựa kéo … Quy định này phải được nghiên cứu nghiêm túc chi tiết, dựa trên những khảo sát khoa học chặt chẽ về con người Việt Nam, sinh hoạt xã hội Việt Nam,… để có thể xứng đáng là quy định khoa học và thực tiễn.

cam nong do con.jpg
Một quán nhậu ở Bình Tân mặc dù mới hơn 8 giờ tối nhưng không có khách nào. Theo chủ quán, một số khách tranh thủ nhậu từ sớm về sớm. Ảnh: XUÂN THỦY

. Theo ông, nếu quy định này được áp dụng sẽ có tác động thế nào đến kinh tế, xã hội?

+ Nếu quy định cấm lái xe uống rượu được áp dụng, sẽ gây ra một số tác động đến kinh tế, xã hội. Tác động này sẽ có 2 mặt lợi và hại, nhưng theo tôi rất khó xác định mức độ lợi và hại như thế nào, vì đó là một vấn đề rất rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vô vàn yếu tố, hơn nữa lại rất khó tìm ra tiêu chí định lượng.

Có những người phát biểu rất hùng hồn nhưng đấy chỉ dựa trên cơ sở nhận thức của riêng người đó, dĩ nhiên chưa chắc đã là đúng đắn và phù hợp với thực tế khách quan của xã hội.

Anh L.V.Đ, chủ một quán dê ở Đồng Tháp chia sẻ: “Theo tôi đã uống bia rượu thì không lái xe vì phần lớn tai nạn giao thông đều do bia rượu. Các nhà hàng kinh doanh nhậu tất nhiên là sẽ ảnh hưởng. Nhưng khi người dân có ý thức chấp hành tham gia giao thông không có nồng độ cồn thì sẽ có hướng để thực hiện. Ví dụ như kêu taxi chở về ... hoặc người nhà đón”.

CAM NONG DO CON 1.jpg
Một quán nhậu vỉa hè trong một khu dân cư ở quận Tân Bình, TP.HCM. Một số người cho biết họ chọn nhậu những quán gần nhà để đi bộ về cho an toàn

Khác với ý kiến của anh Đ, anh T, chủ một quán nhậu lâu năm ở huyện Bình Chánh, TP HCM nói: “Tình hình mà làm căng quá thì hàng quán không ai buôn bán được...kinh tế cũng đi xuống. Đơn giản quán không bán được thì các chợ cũng đói ...”

“Quy định này khắt khe quá, nên áp dụng mức vi phạm. Như uống bao nhiêu lon thì bị phạt chẳng hạn, chứ ví dụ như tối hôm nay tôi đi nhậu mà sáng mai đi làm còn có một ít cồn trong người cũng bị phạt thì làm sao được”, anh Công, một dân nhậu lâu năm ở quận 12 cho biết.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm