Cần làm gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Từ từ bắt đầu ăn thức ăn nhạt: Theo WikiHow, khi thấy hơi đói và cơn buồn nôn giảm bớt, bạn có thể ăn những món ăn nhạt như chuối, cơm, xốt táo, bánh mì nướng, bánh quy mặn, khoai tây nghiền là những thực phẩm giúp xoa dịu dạ dày và không kích thích cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Nên nhớ, bạn không nên ép bản thân ăn hoặc ăn vội, ăn quá nhiều.

Uống nước và chất lỏng: Bạn cần uống càng nhiều nước càng tốt để bù lại lượng chất lỏng mất đi. Bạn nên cố gắng uống từng ngụm nhỏ, nên tránh uống nhiều nước cùng lúc. Trường hợp không thể nuốt nước do quá buồn nôn, bạn cần đi khám ngay để truyền dịch qua tĩnh mạch. Thử uống nước lọc, trà đã tách caffeine hoặc nước ép hoa quả cũng như nước hầm hoặc súp cũng là cách bổ sung dinh dưỡng và cung cấp nước.

Nên uống nhiều nước để bổ sung lượng nước bị mất. Ảnh: Internet

Tạm ngừng tiêu thụ các sản phẩm từ sữa động vật trong vài ngày: Cơ thể của bạn sẽ tạm thời ở trạng thái không dung nạp lactose. Việc tiêu thụ sản phẩm từ sữa (bơ, sữa, phô mai, sữa chua,...) có thể dẫn đến biến chứng. Do đó, cho đến khi đảm bảo cơ thể đã khỏe mạnh như bình thường, bạn nên tránh tiêu thụ sản phẩm từ sữa.

Tránh thức uống chứa caffeine và cồn: Những thức uống này có tính lợi tiểu, khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn. Đi kèm với nôn mửa, tiêu chảy thường xuyên, chúng có thể dẫn đến mất nước và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Tránh xa thực phẩm gây cảm giác buồn nôn: Khi đã bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần chắc chắn tránh tiêu thụ thức ăn cay hay nhiều dầu mỡ vì chúng khó tiêu hóa. Bên cạnh đó, bạn cần tránh tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ vì chất xơ khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn.

2. Thử dùng nguyên liệu tại nhà

Uống nước gạo hoặc nước lúa mạch: Những thức uống này giúp giảm chứng khó tiêu và xoa dịu dạ dày đang đau. Bên cạnh đó, thức uống còn cung cấp nước - yếu tố mà cơ thể cần nhất khi bị ngộ độc thực phẩm.

Dùng thảo mộc: Một số loại thảo mộc có đặc tính kháng khuẩn giúp giảm triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Bạn nên thử uống nước húng quế hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu húng quế vào nước hay dùng hạt thìa ăn sống, uống nóng.

Dùng giấm táo: Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn. Để dùng giấm táo, bạn hòa hai muỗng canh giấm táo vào một ly nước nóng và uống trước khi ăn thức ăn đặc hoặc có thể uống giấm táo nguyên chất không pha nước nếu muốn.

Xoa dịu dạ dày bằng mật ong và gừng: Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và có thể kiểm soát acid trong dạ dày, còn gừng giúp giảm đau bụng và chứng khó tiêu. Đơn giản chỉ cần ủ gừng tươi trong nước nóng; sau đó bạn khuấy thêm một muỗng mật ong vào rồi uống từ từ. Hoặc bạn có thể hòa mật ong cùng nước ép gừng để uống.

Dùng gừng và mật ong để giảm đau bụng, khó tiêu. Ảnh: Internet

3. Để cơ thể nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi nhiều: Chuyên gia khuyến nghị bạn nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt nhằm giúp cơ thể sử dụng năng lượng để hồi phục. Bạn nên có những giấc ngủ ngắn thường xuyên để bản thân không cảm thấy quá sức, tránh hoạt động gắng sức. Tham gia vào các hoạt động mạnh khi bạn đang mệt mỏi có thể dẫn đến chấn thương.

Nên nghỉ ngơi để có thời gian hồi phục sức khỏe. Ảnh: Internet

Để dạ dày nghỉ ngơi:  Tốt nhất vẫn cần đảm bảo tránh ăn quá nhiều và không nên ăn nhiều thức ăn đặc để cơ thể có thể chống lại độc tố hoặc vi khuẩn. Tránh ăn quá nhiều trong 1-2 ngày đầu tiên có triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Thay vào đó, bạn nên uống nhiều nước, ăn nước hầm hoặc súp. Tốt nhất, bạn nên chờ vài tiếng sau khi có triệu chứng buồn nôn, nôn mửa rồi mới bắt đầu ăn.

Rửa tay thường xuyên: Để ngăn lây truyền vi khuẩn khi nôn mửa hoặc tiêu chảy, bạn cần rửa tay thường xuyên để ngăn lây truyền vi khuẩn. Tuyệt đối không dùng chung khăn tắm hoặc xử lý thức ăn của người khác. Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị khăn lau dùng một lần trong nhà tắm. Sau khi dùng nhà tắm, bạn cần lau sạch bất kỳ bề mặt nào mà mình đã chạm vào.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới