Các đại biểu cho rằng việc tăng viện phí mới được thực hiện các đây 5,6 tháng. Do đó, nếu tiếp tục tăng nữa vào thời điểm này là ảnh hưởng rất lớn người dân. TP.HCM mới tăng một lần còn Cần Thơ nếu tăng lần này nữa là lần thứ hai. Mức sống người dân Cần Thơ cũng còn thấp hơn TP.HCM, cơ sở vật chất khám chữa bệnh của BV cũng chưa cao.
Một đại biểu cho biết, nhiều cử tri phản ánh viện phí tăng nhưng thấy chất lượng khám chữa bệnh vẫn không tăng, thái độ phục vụ của y bác sĩ cũng không tốt hơn. Và đại biểu này đề nghị tăng viện phí theo lộ trình và đợt này kịch trần cũng chỉ nên ở 85% so với quy định thôi chứ tăng 100% đại biểu quyết cũng áy náy với cử tri.
Trả lời đại biểu, Bà Võ Thị Hồng Ánh Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho rằng: “việc tăng viện phí là có liên quan đến tăng chất lượng khám chữa bệnh. BV Đa khoa TP Cần Thơ hiện đang xây dựng có trang thiết bị bệnh viện được đấu thầu của Pháp, trị giá khoảng 600 tỉ đồng, đầu năm 2015 sẽ có để lắp đặt. Bác sĩ cũng được đào tạo ở Pháp để sử dụng trang thiết bị. Nguồn đầu tư này phải đi vay. Do đó, chất lượng khám chữa bệnh có tăng nên phải tăng phí.
BV của TP không chỉ khám cho người dân TP mà còn các tỉnh. Nếu không tăng áp lực cho BV rất lớn. nếu ko tăng phí thì nguồn chi của BV lớn”. Bà Ánh cũng đồng ý tăng có lộ trình chứ ko nên tăng ào ạt.
Theo ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch UBND TP đây là việc điều chỉnh viện phí cho hợp lý vì từ năm 1994 đến 2012 mới thay đổi. Việc này góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, giảm gánh nặng ngân sách, tăng độ bao phủ BHYT. Nếu tăng một số dịch vụ này thì người nghèo và cận nghèo cũng đã được hỗ trợ mua BHYT hết rồi.
Trước đó, ngày 9-7, UBND TP có tờ trình đề nghị tăng mức thu 43 dịch vụ kỹ thuật khám, chữa bệnh (26 kỹ thuật đề xuất tăng bằng 100%, 14 kỹ thuật bằng 90-99% và 3 kỹ thuật bằng 80-89% so với mức thu tối đa của Thông tư số 04) và 40 dịch vụ giảm mức thu (10 kỹ thuật giảm bằng 60%, 18 kỹ thuật bằng 50% và 12 kỹ thuật dưới 50% so với mức thu tối đa của Thông tư số 04).
Ngoài ra, UBND TP cũng đề nghị HĐND ban hành giá 112 dịch vụ kỹ thuật mới (gồm 75 dịch vụ có tên theo Thông tư số 43/2013 của Bộ Y tế và 37 kỹ thuật ngoài Thông tư) đã được cơ cấu chi tiết và ban hành lại mức thu 69 dịch vụ kỹ thuật mới đã được phê duyệt.