Giảm cảm giác chán ăn cũng có thể là do bạn tăng hoặc giảm mức độ hoạt động hay do lo lắng công việc dẫn đến không muốn ăn. Nhưng đó chỉ là tạm thời và cảm giác thèm ăn của bạn sẽ trở lại bình thường sau sự kiện.
Tuy nhiên, nếu cảm giác chán ăn trong một thời gian khá dài mà không rõ lý do thì đó là điều đáng lo ngại. Đặc biệt nếu tình trạng này kéo dài, có thể có những nguyên nhân tiềm ẩn về sức khỏe khiến bạn chán ăn.
Theo bác sĩ Rajesh Kumar Budhiraja, Phó Giám đốc - Nội khoa, Bệnh viện Châu Á Faridabad Ấn Độ chia sẻ những rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe liên quan đến việc chán ăn.
Những thách thức về đường tiêu hóa
Sự thèm ăn giảm đột ngột có thể là do các vấn đề về đường tiêu hóa. Các tình trạng như bệnh viêm ruột (IBD), viêm dạ dày và loét dạ dày có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, gây đau và giảm cảm giác thèm ăn.
Vì vậy khi thấy có cảm giác chán ăn, chúng ta cần thăm khám để ngăn ngừa các biến chứng tiếp theo.
Tuyến giáp có vấn đề
Tuyến giáp hoạt động kém hoặc suy giáp có thể góp phần làm giảm cảm giác thèm ăn. Vai trò quan trọng của tuyến giáp trong việc điều chỉnh quá trình trao đổi chất có nghĩa là bất kỳ sự mất cân bằng nào cũng có thể dẫn đến các triệu chứng khác nhau, bao gồm cả chán ăn.
Do đó, chúng ta cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời là điều cần thiết để quản lý hiệu quả các rối loạn tuyến giáp.
Tinh thần mệt mỏi
Mối liên hệ phức tạp giữa sức khỏe tinh thần và thể chất là điều hiển nhiên, với các tình trạng như trầm cảm, lo lắng và căng thẳng biểu hiện bằng các triệu chứng thể chất, bao gồm cả việc giảm cảm giác thèm ăn.
Nhận thức được mối liên hệ này là rất quan trọng để giải quyết nguyên nhân gốc rễ và tìm kiếm sự hỗ trợ thích hợp.
Nhiễm trùng dai dẳng
Nhiễm trùng lâu dài, chẳng hạn như bệnh lao hoặc HIV/AIDS, cũng có thể dẫn đến chán ăn.
Phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với các bệnh nhiễm trùng này có thể làm gián đoạn hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa. Đồng thời, nó cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải kiểm tra xác định và điều trị kịp thời tình trạng nhiễm trùng cơ bản.
Cảnh báo ung thư
Tình trạng chán ăn kéo dài và không rõ nguyên nhân có thể gây lo ngại về một số bệnh ung thư.
Các bệnh ung thư ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, chẳng hạn như ung thư dạ dày hoặc ung thư tuyến tụy, có thể biểu hiện bằng triệu chứng ban đầu là giảm hứng thú ăn uống.
Do đó, việc khám sức khỏe định kỳ và tầm soát là rất quan trọng nhằm phát hiện sớm và điều trị ung thư kịp thời.
Việc theo dõi sức khỏe tổng thể và giải quyết những tình trạng chán ăn có thể góp phần chẩn đoán sớm và quản lý hiệu quả các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn.