Chuyển đổi mô hình giáo dục - Xu hướng của thế kỷ 21

Tham gia hội thảo có các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực giáo dục Việt Nam và quốc tế, hội thảo đã mang đến góc nhìn đa dạng về các xu hướng trong đổi mới giáo dục.

Nhiều vấn đề “nóng”

Những chủ đề chính được đề cập đặt ra tại buổi hội thảo chính là những điểm “nóng” của nền giáo dục hiện nay như: “Đổi mới phương pháp giáo dục và giáo viên trong vai trò nhân tố tạo sự thay đổi”; “Sự phát triển toàn diện trong môi trường giáo dục”; “Phát triển và bồi dưỡng kĩ năng – Những bước quan trọng để chuẩn bị nguồn nhân lực toàn cầu hóa”

Bên cạnh các Giáo sư, chuyên gia uy tín đến từ Việt Nam và các nước có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, Thuỵ Điển, hội thảo đã thu hút sự quan tâm của đại diện các cơ quan Chính phủ, Bộ, Ban ngành, các nhà quản lý giáo dục, các nhà giáo uy tín và các bậc phụ huynh.   

Chuyển đổi mô hình giáo dục - Xu hướng của thế kỷ 21 ảnh 1 Toàn cảnh chương trình Hội thảo quốc tế về Chuyển đổi mô hình giáo dục trong thế kỉ 21

Hội thảo đã đưa ra các đề xuất cụ thể cho Giáo dục Việt Nam, tập trung giải quyết bốn bài toán lớn: Chất lượng giáo viên; Chất lượng chương trình; Định hướng đào tạo; Chất lượng đầu ra. Trong đó, các Giáo sư, chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo viên - những người đóng vai trò quyết định vào thành công của việc triển khai các chính sách, chương trình đổi mới giáo dục.

Hội thảo cũng thống nhất quan điểm, đổi mới giáo dục cần hướng tới nâng cao chất lượng đầu ra, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Đây chính là quá trình chuyển đổi mô hình giáo dục từ tập trung trang bị kiến thức sang tăng cường năng lực tư duy, khả năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng tìm kiếm thông tin và giải quyết vấn đề cho người học.

Đổi mới giáo dục không chỉ là mối quan tâm lớn của Việt Nam – một đất nước đang phát triển, có nhu cầu cấp thiết về nâng cao năng suất lao động, mà còn là vấn đề có quy mô toàn cầu. Do đó, các tham luận từ những khách mời quốc tế đặc biệt thu hút sự quan tâm của các đại biểu.

Các diễn giả đã chia sẻ quá trình thay đổi phương pháp giáo dục nhìn từ kinh nghiệm Mỹ, Singapore, Canada, Anh; những gợi ý trong đào tạo nguồn nhân lực toàn cầu hoá từ kinh nghiệm Nhật Bản hay những bài học kinh nghiệm, những phương pháp đang được áp dụng thành công và hiệu quả trên thế giới…

Cần chương trình phát triển toàn diện cho học sinh

Vấn đề phát triển toàn diện trong môi trường giáo dục cũng là một điểm nhấn tại buổi hội thảo. Đó là quan điểm về ứng dụng nghệ thuật trong nâng cao năng lực học tập cho học sinh như cải thiện khả năng Ngôn ngữ và Toán học, khả năng giải quyết vấn đề, cân bằng cuộc sống và hạnh phúc hơn, đặc biệt là tăng cường tư duy sáng tạo.

Có thể thấy, hội nhập quốc tế là vấn đề mà tất cả các quốc gia phải chú trọng đầu tư vào giáo dục – con đường bền vững nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hoá. Do vậy, những bài học kinh nghiệm được đúc rút từ Hội thảo không chỉ liên quan tới việc xây dựng chính sách giáo dục vĩ mô mà còn đi sâu vào từng phương pháp dạy học hiệu quả, gắn liền với lợi ích từng học sinh như: Học tiếng Anh để hội nhập quốc tế; Dinh dưỡng học đường và Giáo dục thể chất; Ứng dụng công nghệ trong đổi mới phương pháp giáo dục… Đây cũng là diễn đàn mở, đa chiều, cung cấp thông tin và kinh nghiệm hữu ích từ các chuyên gia cho các bậc phụ huynh cũng như các nhà quản lý giáo dục tại Việt Nam.

Hội thảo quốc tế về “Chuyển đổi mô hình giáo dục trong thế kỉ 21” do Hệ thống giáo dục Vinschool tổ chức đem đến cơ hội cho các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục và giáo viên Việt Nam tiếp cận với mô hình tiên tiến cùng hệ thống quan điểm hiện đại trong công cuộc đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu.

Thông tin về các diễn giả trong buổi Hội thảo

GS. Dennis Shirley là Chủ nhiệm Khoa Sư phạm, Đại học Boston, Mỹ. Ông hiện là Chủ tịch SIG về đổi mới giáo dục của Hiệp hội nghiên cứu giáo dục Mỹ. Ông đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu toàn diện về đào tạo giáo viên và là diễn giả chuyên sâu về chủ đề xu hướng giáo dục hiện đại trong nhiều hội thảo quốc tế uy tín.

GS.TS Yosida Kazuhiro là Giám đốc viện Hợp tác quốc tế giáo dục, Đại học Hiroshima, Nhật Bản. Ông là tác giả của nhiều nghiên cứu về vấn đề phát triển kĩ năng thông qua giáo dục và hợp tác quốc tế trong giáo dục. Những quan điểm của ông về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã tạo cơ sở lý luận cho nhiều nghiên cứu được công nhận bởi giới chuyên môn.

GS. Lars Andersson là Giám đốc giáo dục của Học viện Âm nhạc Malmoe, Đại học Lund, Thụy Điển. Ông đã soạn thảo nhiều giáo trình dạy học và đào tạo giáo viên, và có nhiều nghiên cứu về vai trò, ảnh hưởng của Nghệ thuật tới phát triển toàn diện, nâng cao khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh.

NGƯT.GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc là thành viên Ban soạn thảo - Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015 thuộc Bộ GD&ĐT, thành viên Hội đồng giáo dục – Hệ thống giáo dục Vinschool. GS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc hiện cũng đang giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo - Trường Đại học Giáo dục, ủy viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo - ĐHQG Hà Nội. Giáo sư đã trực tiếp tham gia vào quá trình đổi mới giáo dục Việt Nam trong nhiều vai trò quan trọng.

 Mọi thông tin chi tiết về chương trình Hội thảo quốc tế về Chuyển đổi mô hình giáo dục thế kỉ 21, được cập nhật tại website: www.vinschool.com

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm