Tại hội thảo góp ý dự án Luật Thi hành án (THA) Hình sự (sửa đổi) tại trụ sở Đoàn Đại biểu quốc hội tại TP.HCM, đại diện Công an huyện Bình Chánh nêu: Đối với trường hợp bị án bị bệnh nặng, toà cho phép về địa phương để thực hiện bản án, thế nhưng vẫn có trường hợp họ tìm cách đối phó với cơ quan chức năng, tức không có bệnh.
"Khi một người tại ngoại, tìm cách mời, áp giải họ lên cơ quan THA thì khi công an hỏi họ tên gì, người này chỉ ú ớ, sùi bọt mép. Công an cho về nhà, qua tìm hiểu địa phương thì được biết người đó không có bệnh. Trường hợp này toà có quyết định cho hoãn THA hay không?
"Cụ thể, chúng tôi gặp một trường hợp chị này ở nhà trồng rau sạch ngon lành lắm, khi hỏi tên thì không biết tên gì, nước bọt cứ trào ra. Lên công an thì con phải cõng, khi về thì bảo “mày để tao trèo lên xe”. Cán bộ đến nhà thăm thì nói mệt quá lên giường nằm im re không nói gì. Từ đó Công an Bình Chánh đề nghị nên lấy kinh phí từ ngân sách để đưa các đối tượng như trên đi giám định tâm thần" - đại diện Công an Bình Chánh kể.
Cạnh đó, Công an Bình Chánh cũng băn khoăn về quy định đối với nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. “Có trường hợp từ năm 2004 đến 2014 mới cho thi hành được một nữ phạm nhân mà phải bắt theo lệnh truy nã. Lý do là bị án này cứ lợi dụng hết sinh con lại mang thai tiếp, tính đến thời điểm bị truy nã là 10 đứa con. Con thì không phải đứa nào cũng đẻ ra được, ở ngoài lại tiếp tục phạm tội, điều này gây ra mất an ninh trật tự. Do đó nên cần phải quy định cụ thể về góc độ nhân văn đối người nuôi con dưới 36 tháng tuổi phải như thế nào”.
Một vấn đề khác cũng được đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê (Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM) đặt vấn đề: Cách đây khá lâu có trường hợp công an đưa phạm nhân đi lao động tại hầm mỏ đá, quá trình lao động bất ngờ hầm đá bị sập làm phạm nhân tử vong.
Đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê. Ảnh: NGÂN NGA
"Vấn đề pháp lý đặt ra là việc bồi thường sẽ xử lý ra sao, theo diện phạm nhân đang được quản lý của trường trại hay thuộc trường hợp người lao động bị tai nạn? Trong bối cảnh hiện nay, đưa phạm nhân ra lao động ở ngoài trại thì kiểm soát, quản lý ra sao, rất nhiều vấn đề không lường trước được"- ông Khuê nói
Về vấn đề lao động đối với phạm nhân, đại biểu của một quận cho biết: Hiến pháp quy định quyền tối thiểu của con người là được lao động, phạm nhân chỉ mất một số quyền công dân. Chính phủ sẽ có trách nhiệm quy định phạm nhân nào được ra ngoài lao động, phạm nhân nào được lao động trong khu giam giữ. Còn thông tư của Bộ công an sẽ chỉ ra anh tổ chức thực hiện như thế nào. Nhà tạm giữ chỉ được phép giữ phạm nhân. Phạm nhân lao động được hưởng lợi và tối thiểu phải đóng góp bao nhiêu. Và một điều nữa anh ra ngoài lao động, bị tai nạn thì luật dân sự đã điều chỉnh, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bồi thường.
Có hỗ trợ xe đưa tro cốt tử tù?
Dự thảo Luật THA hình sự (sửa đổi) quy định về “Giải quyết việc xin nhận tử thi, tro cốt và hài cốt của người bị THA tử hình” (tại khoản 6 Điều 83) như sau: Trường hợp thân nhân hoặc người đại diện của người bị THA tử hình muốn nhận tro cốt của người bị THA và tự chịu chi phí hoả táng thì cơ quan THA hình sự công an cấp tỉnh, cơ quan THA hình sự cấp quân khu bàn giao tử thi và hỗ trợ đưa tử thi về nơi hoả táng”.
Đại diện Công an TP.HCM đề nghị bỏ luôn Khoản 6 của Điều 83 bởi luật không nói rõ “hỗ trợ” là hỗ trợ ra sao, về phương tiện hay về tài chính? Nếu bằng tiền thì tiền ở đâu? Còn nếu hỗ trợ phương tiện bằng xe thì THA hình sự cấp tỉnh không có phương tiện nào phù hợp, vì công an chỉ có xe chuyên dụng chở quân, chở tù, chứ không có xe chở tử thi, tro cốt. Đó là chưa kể đến thân nhân người bị THA tử tù ở tỉnh xa có khi họ đi xa mất cả ngày.
(PLO)- Các cơ quan liên bang Mỹ như Bộ Ngoại giao, FBI,... đã yêu cầu nhân viên không trả lời tối hậu thư có nội dung khá đặc biệt của tỉ phú Elon Musk.
(PLO)- Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, những đóng góp của mỗi thầy thuốc, mỗi cán bộ ngành y, mỗi tổ chức, đơn vị trong ngành đã góp chung vào thành công rực rỡ của ngành y tế.
(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.
(PLO)- Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đề nghị VKSND tối cao sớm hoàn thiện đề án rà soát, đánh giá những bất cập trong BLHS, BLTTHS và Luật Thi hành án hình sự liên quan áp dụng hình phạt tử hình và thi hành án tử hình.
(PLO)- Hai tài xế Linh và Thành mâu thuẫn trong lúc điều khiển xe lưu thông trên cao tốc TP.HCM – Trung Lương nên cả hai chạy lạng lách, rượt đuổi kéo dài khiến cao tốc bị ùn ứ.
(PLO)- Sau Kết luận 126 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cả ngành tòa án, viện kiểm sát, cùng thi hành án dân sự đang khẩn trương xây dựng đề án riêng về cơ cấu tổ chức bộ máy.
(PLO)- Các bị cáo là lãnh đạo Công ty Cổ phần Nhơn Trạch phải hầu toà vì vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí cho Nhà nước hơn 554 tỉ đồng.
(PLO)- Liên quan vụ án đại gia Lê Thanh Thản, cư dân CT6 Kiến Hưng nhận được thông báo về giá trị của 488 căn hộ theo kết quả định giá nhưng họ không đồng tình.
(PLO)- Hai nhóm thanh niên lao vào đánh nhau tại cù lao Nguyễn Kiệu để giải quyết mâu thuẫn dẫn đến náo loạn loạn khu dân cư, mất an ninh trật tự địa phương.
(PLO)- Theo Chủ tịch nước Lương Cường, năm 2025 diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của đất nước nên cần nhiều hoạt động tư pháp liên quan đến chính sách nhân đạo, ân giảm, đặc xá.
(PLO)- Hằng mạo nhận mình là giảng viên một trường đại học ở TP Cần Thơ, được ưu đãi mua đất nền dự án của trường với giá rẻ để lừa người quen hơn 21 tỉ.
(PLO)- Cựu Tổng giám đốc Vinafood II Trương Thanh Phong cùng các bị can khác đã chuyển quyền sử dụng khu đất 132 Bến Vân Đồn mà không thẩm định giá lại tài sản; làm trái quy định pháp luật về quản lý tài sản nhà nước, quản lý vốn nhà nước.