Đã có dấu hiệu lừa đảo người dân chuyển tiền đăng ký mua thực phẩm

Tối 24-8, Sở Công Thương TP.HCM cho biết hôm nay thành phố nhận được 274.633/ 590.859 hộ đăng ký túi an sinh.

Có 74.033 hộ dân đăng ký đơn hàng/2.183.247 hộ dân toàn thành phố, tăng 50.385 hộ so với hôm qua.

Các hệ thống phân phối đã cung ứng 70.337/74.033 đơn hàng các hộ đăng ký, giảm 6,8% so hôm qua. Số đơn còn lại sẽ được các hệ thông phân phối trong ngày mai.

Theo Sở Công Thương, nguyên nhân các đơn hàng giảm do đã có dấu hiệu lừa đảo người dân chuyển tiền đăng ký mua hàng. Vì vậy, người dân nên liên hệ tổ trưởng Tổ dân phố, Hội phụ nữ, đoàn thể Phường để đăng ký mua sắm.

Bên cạnh đó, hôm nay có một số khó khăn so với hôm qua do có người dân phản ánh giá combo cao khi so sánh các gói. Thực tế có một số khác biệt về mặt hàng và nhà cung cấp, dẫn đến giá cả khác nhau. Các doanh nghiệp cũng chuẩn bị combo lại cho phù hợp.

Siêu thị cửa hàng tiện lợi phục vụ người dân qua lực lượng địa phương. ẢNH: TÚ UYÊN

Bà Đỗ Thị Dậu, Giám đốc Satramart Siêu thị Sài Gòn cho biết, Ban Giám đốc siêu thị cùng lãnh đạo các địa phương trên địa bàn quận 10 thống nhất kế hoạch đưa ra combo dùng trong một tuần trị giá từ 700.000-1.000.000 đồng/combo, theo yêu cầu của nhiều hộ dân.

Dự kiến một hai ngày tới sẽ gửi danh sách các gói combo tuần cho các địa phương để người dân đặt hàng. 

Hiện nay việc bán hàng đều được triển khai thông qua phường. Do đó, người dân không nên đặt hàng ở đường link nào khác để tránh bị lừa đảo.

Những ngày qua, một số quận, tổ dân phố đã có hình thành các tổ đi chợ giúp dân. Người dân được gửi thực đơn là các combo thịt heo, thịt gà, rau củ với giá từ 150.000 -500.000 đồng/combo.

Theo bà Hằng (quận 7), tổ dân phố đã đưa ra các combo cho từng hộ dân đăng kí mua. "Tôi thấy giá cả hợp lý ví dụ Combo 300.000 đồng gồm có một kí cốt lết, nửa kí chân giò sau, nửa kí xúc xích phô mai, 10 quả trứng gà" - bà Hằng nói.

Đây là danh sách các đầu mối phụ trách địa bàn quận huyện để người dân gặp vướng mắc trong đăng ký mua hàng có thể liên hệ trực tiếp: 

Xem tại đây

Theo Sở Công Thương TP.HCM, hiện TP.HCM có 2.302 điểm bán, gồm 76 siêu thị, 1.687 cửa hàng tiện lợi thực phẩm bình ổn, 502 điểm tạp hóa... Một siêu thị thông minh, không người bán hoạt động tại phường Cô Giang, quận 1. Các chợ còn hoạt động chủ yếu ở huyện Cần Giờ.

Hiện nay thành phố chỉ còn năm xe bán hàng lưu động do các quận huyện giảm đăng ký vì người dân đã mua sắm dự trữ khá nhiều. 

Bánh mì 'cháy hàng', siêu thị làm không kịp
Bánh mì 'cháy hàng', siêu thị làm không kịp
(PLO)- Siêu thị vẫn đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương để cùng hoàn thiện các combo nhằm phục vụ tốt nhất, kịp thời nhất nhu cầu của mỗi người dân.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm