Đã có tiêm kích tàng hình J-20, vì sao Trung Quốc còn muốn mua Su-57 của Nga?

Nga sẽ nâng cấp máy bay chiến đấu tàng hình đa nhiệm S-57 để có thể cạnh tranh tốt hơn với các tiêm kích F-35 và F-22 Raptor của Mỹ. Mẫu máy bay siêu động cơ Su-57 có rất ít người mua trên thị trường toàn cầu kể từ khi máy bay được sản xuất hàng loạt cách đây vài năm.

Viết trên chuyên san quân sự The National Interest, cây bút Mark Episkopos cho hay Nga đã sẵn sàng chào bán máy bay thế hệ thứ năm cho Trung Quốc. Nga đã có kế hoạch phát triển phiên bản máy bay Su-57 để xuất khẩu.

Nga nâng cấp Su-57 để thúc đẩy xuất khẩu

Phát biểu tại triển lãm Hàng không vũ trụ và Hàng hải LIMA năm 2019, ông Viktor Kladov, một quan chức thuộc tập đoàn công nghệ và quốc phòng nhà nước Nga Rostec nhìn về tương lai của thương mại vũ khí Nga-Trung Quốc như sau:

“Nga gần đây đã nhận 24 máy bay Su-35 từ Nga và trong hai năm tới Trung Quốc sẽ ra quyết định hoặc mua thêm Su-35, chế tạo Su-35 ở Trung Quốc hoặc mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Điều này có thể đem đến cơ hội cho Su-57E (phiên bản xuất khẩu)”.

Tiêm kích Su-57 của Nga. Ảnh: The EurAsian Times

Su-57 của Nga thực hiện chuyến bay đầu tiên cách đây 10 năm nhưng bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt chỉ cách đây hai năm và chiếc su-57 đầu tiên được bàn giao cuối năm đó. Việc sản xuất phiên bản nâng cấp của Su-57 dự kiến bắt đầu vào năm 2025, theo trang tin The EurAsian Times.

Phiên bản nâng cấp của Su-57 nằm trong dự án nghiên cứu và phát triển Megapolis, trong đó buồng lái được nâng cấp hoàn toàn và thiết bị điện tử hàng không hàng đầu sẽ được lắp đặt.

Bên cạnh đó, phiên bản nâng cấp sẽ được trang bị động cơ giai đoạn hai. Theo hãng thông tấn TASS, việc sản xuất hàng loạt phiên bản nâng cấp Su-57 sẽ bắt đầu từ năm 2025.

Nguồn tin nói thêm mẫu Su-57 mới sẽ có một chỗ ngồi. Trước đó, TASS cho hay Nga đang phát triển thêm phiên bản Su-57 hai chỗ ngồi để điều khiển cùng lúc nhiều máy bay chiến đấu không người lái hạng nặng Okhotnik.

Su-57 là thành quả của chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm PAK FA của không quân Nga. Được Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đặt tên mã là Felon, Su-57 là tiêm kích tàng hình hai động cơ, có thể được sử dụng trong các hoạt động phòng không và không đối đất.

Su-57 sẽ được trang bị khả năng đa nhiệm, tự động, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm tăng cường đáng kể năng lực của không quân Nga. Su-57 cuối cùng sẽ thay thế tiêm kích thế hệ thứ tư MiG-29 và Su-27 của không quân Nga.

Su-57 có tầm bay hơn 1.500 km, gấp hai lần tầm bay của Su-27.

Hiện nay, máy bay chiến đấu tàng hình Nga được trang bị động cơ mang tên mã Izdeliye 117 (AL-41F1). Có thông tin cho rằng lô sảng xuất Su-57 tương lai sẽ được trang bị động cơ mới Izdeliye 30. Nhờ được cải tiến về khí động học, Su-57 có thể bay với tốc độ 2.450 km/giờ.

Su-57 cũng có thể đạt được tầm hoạt động lên tới 3.500 km khi di chuyển ở tốc độ cận âm. Đến năm 2024, Lực lượng không gian vũ trụ Nga sẽ nhận 24 chiếc Su-57. Đến năm 2028, con số này dự kiến sẽ tăng lên 78 chiếc.

Mặc dù Su-57 đã thể hiện khả năng hoạt động xuất sắc song tiêm kích tàng hình này đã có một màn “cất cánh” khó khăn. Tháng 12-2019, chiếc Su-57 được sản xuất hàng loạt đầu tiên bị rơi tại vùng Viễn Đông của Nga trong quá trình thử nghiệm ban đầu.

Đây cũng là khoảng thời gian Ấn Độ bắt đầu lo ngại về việc mua Su-57. Bên cạnh đó, viện chính sách RAND Corporation của Mỹ công bố một báo cáo đặt ra mỗi nghi ngờ liệu Su-57 có thể được coi là máy bay chiến đấu thứ năm hay không. Báo cáo chỉ ra rằng các nguyên mẫu hiện tại được trang bị động cơ đời cũ.

Tuy nhiên, giám đốc điều hành Sergei Chemezov của Tập đoàn Rostec của Nga cho biết động cơ giai đoạn hai sẽ được lắp ráp vào năm 2022 theo như kế hoạch.

Ông Kladov nói rằng Su-57 thu hút sự quan tâm lớn từ nhiều quốc gia vì các tính năng chiến đấu và đặc tính bay độc đáo của máy bay.

Cho đến nay, Bộ Quốc phòng Nga là khách hàng duy nhất đặt mua Su-57. Tổng cộng 76 chiếc sẽ được bàn giao cho không quân Nga vào năm 2028.

Tại sao Trung Quốc muốn có Su-57?

Su-57 của Nga được coi là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với F-22 của Mỹ và J-20 của Trung Quốc. Tuy nhiên, Su-57 thiếu tính năng tàng hình thực sự khi so với hai tiêm kích nói trên.

Một lập luận đề cập quan điểm này là tính năng tàng hình không phải là ưu tiên cốt lõi của Su-57. Thay vào đó, tính năng này là một lựa chọn mà Su-57 cung cấp cho người dùng cuối. Trường phái tư tưởng này cho rằng máy bay chiến đấu của Nga và của Trung Quốc là không thể đem ra so sánh vì chúng được thiết kế cho các vai trò và nhiệm vụ khác nhau.

Tiêm kích J-20 của Trung Quốc. Ảnh: The EurAsian Times

Theo như cách mô tả khéo léo của cây bút David Axe của The National Interest, J-20 là nền tảng tên lửa tàng hình được thiết kế để xuyên thủng hệ thống phòng không tinh vi của kẻ thù nhằm phá hủy cơ sở quân sự. Ở chiều ngược lại, Su-57 chủ yếu là một nền tảng chiếm ưu thế trên không, vượt trội trong tác chiến không chiến tầm gần, điều có thể cám dỗ Bắc Kinh.

Một lập luận được đưa ra là cả J-20 và Su-57 đều có thể cùng tồn tại vì cả hai chuyên thực hiện các vai trò tác chiến đặc biệt. Tuy nhiên, một trường phái tư tưởng khác cho rằng Trung Quốc quan tâm tới máy bay Nga vì mục đích huấn luyện và mục đích nghiên cứu và phát triển.

“Nếu Trung Quốc có được một chiếc Su-57 được lắp đặt động cơ giai đoạn hai Izdeliye 30, điều này có thể cung cấp cho các kỹ sư hàng không vũ trụ của Trung Quốc cái nhìn sâu hơn về cách cải thiện quy trình thiết kế hoặc sản xuất J-20” – ông Wang Yongqing, nhà thiết kế máy bay Trung Quốc nói với báo Global Times.

Giả thuyết này được ủng hộ bởi thực tế là Trung Quốc có lịch sử về thiết kế ngược phần mềm và phần cứng quân sự mà nước này mua thông qua con đường thông thường lẫn bí mật.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm