Một khi dắt xe đồng nghĩa họ không điều khiển xe tham gia giao thông, cảnh sát rất khó xử phạt. Và khi vi phạm mà “thắng” được CSGT, họ rất hả hê.
Đây chỉ là một dạng của hành vi đối phó, nếu không muốn nói là chống đối người thi hành công vụ, phản kháng lại các quy định của Nhà nước, thể hiện ý thức không tuân thủ pháp luật của một bộ phận trong cộng đồng dân cư. Nó không chỉ đơn thuần là vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông mà còn thể hiện sự coi thường pháp luật, thách thức pháp luật và đây là tâm thế phản kháng từ trong tiềm thức của người dân có từ thời “ngàn năm đô hộ”.
Quay trở lại, những quy định trước đây nhằm mục đích chính là phục vụ cho giai cấp (phong kiến và đế quốc), ở giai đoạn này, việc chống lại các quy định của nhà cầm quyền bằng các hành vi vi phạm được người dân ủng hộ vì nó là sự phản kháng của người bị cai trị. Tâm thế này ăn sâu vào tiềm thức của từng người dân và sự phản kháng ngấm ngầm này làm cho giai cấp thống trị phải bất lực, các quy định của nhà cầm quyền không xuyên thủng qua các lũy tre làng.
Nhiều người dắt xe để qua mặt CSGT. Ảnh minh họa
ở giai đoạn hiện nay, luật pháp nhằm bảo vệ quyền lợi chung của người lao động và của cả dân tộc, được toàn xã hội thừa nhận và mỗi người dân đều được quyền trực tiếp hoặc gián tiếp góp ý, xây dựng… ra các quy định. nó thành công cụ, vũ khí để bảo vệ chính họ thì hà cớ gì mà mỗi người cứ phải đối phó, chống lại các quy định mà chính mình trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra? Họ không mang tâm thế của người thực thi những quy định do mình đặt ra. Và phải chăng tâm lý nô dịch vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức nên họ tìm cách chống đối. Cách khác, họ quên mất họ là người chủ của các quy định đã được nâng lên thành luật pháp.
Không phải theo trường phái bi quan nhưng với những người có hành vi láu cá, dắt xe qua chốt CSGT, ai dám chắc họ sẽ tôn trọng các nội quy, quy định nơi họ làm việc; ai dám chắc họ không “chà đạp” lên các phong tục, tập quán nơi họ sinh sống…
khi đã mang tâm thế của người bị nô dịch, những con người “dắt xe qua chốt CSGT” khi ra nước ngoài sẵn sàng vi phạm vào những điều quy định bình thường nhất mà người dân nước sở tại luôn tôn trọng.
Hả hê khi “qua mặt” được CSGT chỉ là chuyện nhỏ và nó sẽ trượt dài thành thói quen và đây là điều nguy hiểm cho mỗi cá nhân. Đã có rất nhiều biện pháp, giải pháp để ngăn chặn những hành vi láu cá này như tăng chế tài, bổ sung quy định... Tuy nhiên, luật pháp vốn dĩ không thể điều chỉnh hết các hành vi, quan hệ trong xã hội nên việc nói cho từng người dân hiểu được, ý thức được họ chính là người chủ của các quy định, luật pháp chứ không phải là người nô dịch mới mong hết các hành vi láu cá, chống luật pháp, chống người thực thi.