PGS-TS Phạm Văn Hiển,
nguyên Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam
Tuổi trung niên là lúc cơ thể đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe, cơ thể bắt đầu “xuống cấp” nghiêm trọng, sự lão hóa tấn công mạnh mẽ, biểu hiện rõ nhất là mái tóc chuyển màu, khô xơ, mảnh yếu và bắt đầu rụng nhiều. Nếu không có giải pháp ngăn chặn, chữa trị kịp thời, tóc sẽ một đi không trở lại. Làm sao xóa đi nỗi lo buồn “hết tóc”?
Trước đây, người ta quan niệm tuổi trung niên là độ tuổi nằm trong khoảng 40-60. Tuy nhiên hiện nay, cột mốc đánh dấu sự bắt đầu khoảng tuổi này đã hạ xuống còn 35 tuổi (theo Trung tâm Y tế và Sức khỏe Philips, Mỹ).
Khi bước vào giai đoạn “ngấp nghé qua bên kia đỉnh dốc cuộc đời”, đối diện với vô vàn vấn đề trong cuộc sống và sự đổi thay nội tiết tố bên trong cơ thể, cả nam giới và nữ giới đều dễ gặp phải tình trạng rụng tóc nhiều khiến diện mạo trở nên già trước tuổi, mất đi phong độ và sự hấp dẫn của mình.
Phụ nữ trung niên, độ tuổi thường bận bịu với nhiều lo toan trong cuộc sống, chăm sóc gia đình, con cái mà ít chăm sóc bản thân, dinh dưỡng thiếu hụt. Đây cũng là tuổi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, tâm sinh lý bất ổn, dễ bốc hỏa, cáu gắt, thần kinh nội tiết mất cân bằng, từ đó sức khỏe tóc cũng nhanh chóng xuống dốc.
Đàn ông trung niên, thường phải gánh gồng trên vai trách nhiệm gia đình, chịu nhiều áp lực, stress trong công việc và cuộc sống. Ở tuổi này, nồng độ nội tiết tố nam (Testosterone) trong cơ thể phái mạnh cũng bắt đầu suy giảm, dẫn đến rối loạn sinh lý, lười vận động, dễ mệt mỏi. Theo nghiên cứu của BV Mayo Clinic (Mỹ), sau 30 tuổi, lượng testosterone trung bình giảm khoảng 1% mỗi năm và giảm mạnh 30%-50% khi ở độ tuổi ngoài 50.
Sự mất cân bằng thần kinh nội tiết (khác nhau giữa nam và nữ), tác động của căng thẳng, stress, lo âu, thiếu hụt dinh dưỡng... đều là các yếu tố chính làm suy yếu tế bào mầm tóc. Tế bào mầm tóc suy yếu là nguyên nhân cốt lõi gây rụng tóc, thưa tóc, hói đầu.
Lấy lại sức sống cho mái tóc tuổi trung niên
Để tóc đừng nhanh chóng rơi rụng và nhanh mọc trở lại chắc khỏe, cần bảo vệ và thúc đẩy “hạt giống” tế bào mầm tóc. Gần đây, các nghiên cứu khoa học mới nhất ở Mỹ đã xác định được nguyên nhân gây rụng tóc là do tế bào mầm tóc suy yếu, với cơ chế khác nhau giữa nam và nữ. Các chuyên gia y khoa nhấn mạnh để tóc hồi sinh, cần bảo vệ và thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển theo cơ chế: Cân bằng thần kinh nội tiết, cung cấp đầy đủ dưỡng chất và hạn chế các yếu tố gây hại lên mái tóc.
Thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển là giải pháp vượt trội để lấy lại sức sống cho mái tóc hiện nay.
Qua nhiều nghiên cứu chuyên sâu bằng công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học đã phát hiện tinh chất Cynatine® và các hoạt chất quý, phát triển thành hai công thức tối ưu cho mỗi giới: CLI-α dành riêng cho nam và CLI-β dành riêng cho nữ.
- Công thức CLI-α (Qik Hair cho nam) chứa Cynatine® và bộ hợp chất: Saw Palmetto, Eurycoma Longifolia, American Ginseng… giúp cân bằng thần kinh nội tiết nam, giảm các tác động gây hại cho tế bào mầm tóc do stress, thuốc lá, rượu bia, phòng ngừa hói đầu, giúp tóc mọc lên dày, khỏe, cứng cáp...
- Công thức CLI-β (Qik Hair cho nữ) chứa Cynatine® và bộ hợp chất: Pumpkin Seed, Black cohosh, Horsetail… giúp cân bằng thần kinh nội tiết nữ, bổ sung các dưỡng chất cần thiết để thúc đẩy tế bào mầm tóc, từ đó giảm rụng, giúp sợi tóc mọc lên chắc khỏe và bóng mượt, hạn chế tình trạng khô xơ, đứt gãy.
Với những người lớn tuổi hay hói đầu lâu năm, cần nhiều thời gian để tóc hồi phục hơn nên phải kiên trì theo đủ liệu trình, kết hợp điều chỉnh lối sống tích cực như giảm stress, ngủ đủ giấc, hạn chế thuốc lá, rượu bia… để đem lại hiệu giảm rụng tóc, ngừa hói đầu tốt nhất.
Kết quả nghiên cứu lâm sàng tại ĐH Pavia cho thấy tinh chất Cynatine® có trong Qik Hair cho nam/nữ giúp: - Giảm rụng tóc 4 lần sau 30 ngày. - Tăng mọc tóc ở 90% người dùng sau 90 ngày. - Độ chắc của tóc tăng lên ở 75% người dùng. - Tăng độ bóng mượt của tóc ở 95% người dùng. Hiện nay tại Việt Nam, Cynatine® là tinh chất độc quyền chỉ có trong sản phẩm Qik Hair. Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. GPQC: 00973/2018/ATTP-XNQC |