Dịch bệnh tay chân miệng ở TP.HCM kéo dài đến khi nào?

(PLO)- Theo HCDC, một mùa dịch tay chân miệng sẽ kéo dài khoảng 5-6 tháng. Vì thế khoảng 3-4 tháng nữa dịch bệnh mới có thể lắng xuống.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 3-8, tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế và công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP.HCM, bà Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), thông tin về các vấn đề liên quan đến tình hình dịch bệnh tay chân miệng (TCM) trên địa bàn TP hiện nay.

Theo bà Nga, dịch bệnh TCM tại TP.HCM bắt đầu tăng từ tuần cuối của tháng 5 và tăng rất nhanh sau đó. Hai tuần gần đây, mức tăng có chậm hơn.

“Nhìn lại mùa dịch năm 2011 và 2018 (năm có sự lưu hành của chủng virus EV71 như năm nay), một mùa dịch TCM sẽ kéo dài khoảng 5-6 tháng. Hiện dịch TCM mới bắt đầu khoảng hơn hai tháng, chúng ta sẽ phải tiếp tục có những giải pháp phòng tránh, ứng phó với dịch TCM trong khoảng 3-4 tháng nữa, dịch bệnh mới có thể lắng xuống” - bà Nga nói.

Cũng theo bà Nga, số ca mắc TCM có giảm được hay không là do sự chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch của mỗi cá nhân.

Bà Lê Hồng Nga, Phó giám đốc HCDC. Ảnh: VÕ THƠ

Bà Lê Hồng Nga, Phó giám đốc HCDC. Ảnh: VÕ THƠ

Sắp tới học sinh sẽ quay lại trường học, trùng với đỉnh thứ hai của dịch TCM theo hằng năm. Vì thế cần tăng cường kiểm soát phòng tránh dịch lây lan.

“HCDC đã đến các trường học để hỗ trợ phòng chống dịch, chuẩn bị cho năm học sắp tới. Cũng trong tháng 7, Sở Y tế đã thành lập 4 đoàn kiểm tra đến làm việc với từng quận huyện có số ca mắc TCM cao để bàn về những giải pháp cụ thể trong phòng chống dịch bệnh" - bà Nga cho hay.

Ở nước ta hiện nay chưa có vaccine phòng ngừa bệnh TCM. Vì thế phòng dịch TCM vẫn dựa vào các biện pháp vệ sinh cá nhân để tránh lan truyền trực tiếp giữa các trẻ.

Bệnh nhi tay chân miệng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng TP. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Bệnh nhi tay chân miệng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng TP. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

HCDC khuyến cáo, để phòng bệnh trong trường học, cần vệ sinh bề mặt trẻ thường xuyên tiếp xúc. Phát hiện sớm trẻ mắc bệnh và cách ly để hạn chế sự lây lan, đồng thời tập cho trẻ những thói quen rửa tay thường xuyên. Trong trường học, thầy cô cần được huấn luyện về quy trình khử khuẩn, hạn chế thấp nhất sự tồn tại của virus TCM.

Đối với điều trị, Sở Y tế TP.HCM giao các bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và Nhi đồng Thành phố tổ chức các lớp huấn luyện cho tất cả bác sĩ (BS) trong hệ thống y về kỹ năng chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh TCM cũng như cách xử trí bệnh. Ngoài ra, các BV của TP cũng hỗ trợ các BV cấp tỉnh để giảm bớt chuyển bệnh lên TP.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm