Theo học viện nghiên cứu về bệnh lý do stress ở Munich, dấu hiệu báo động điển hình cho thấy stress đã chiếm thế thượng phong là tình trạng đau đầu nhiều hơn tám ngày trong tháng.
Xác định mức độ stress
Có bệnh có thuốc, cũng có cách phòng ngừa, nếu đối tượng của stress thành thật với chính mình bằng cách rà soát xem đáy thuyền đang có bao nhiêu lỗ mọt trước khi lỗ nhỏ làm đắm thuyền. Muốn vậy không quá khó. Chỉ cần trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm dưới đây rồi cộng điểm và đối chiếu với phần diễn dịch ở cuối bài:
1. Bạn phải làm việc căng thẳng mấy giờ trong ngày?
a. Dưới 8 giờ (0 điểm)
b. Trên 8 giờ nhưng có nghỉ giải lao (1 điểm)
c. Trên 8 giờ liên tục (2 điểm)
d. Trên 10 giờ liên tục kể cả buổi tối (3 điểm)
2. Bạn ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày?
a. Trên 7 giờ ban đêm + ngủ trưa (0 điểm)
b. Trên 7 giờ ban đêm nhưng không ngủ trưa (1 điểm)
c. Không ngủ trưa và dưới 7 giờ mỗi đêm (2 điểm)
d. Không ngủ trưa và dưới 6 giờ mỗi đêm (3 điểm)
3. Bạn đang hút bao nhiêu điếu thuốc mỗi ngày?
Ngoài kiến thức của thầy thuốc thì ý thức của bạn cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị stress.
a. Không hút thuốc (0 điểm)
b. Dưới 10 điếu (1 điểm)
c. Dưới 20 điếu (2 điểm)
d. Trên 20 điếu (3 điểm)
4. Bạn vận động thể dục thể thao mỗi ngày bao nhiêu phút?
a. Tối thiểu 30 phút mỗi ngày (0 điểm)
b. Khoảng 30 phút nhưng không mỗi ngày (1 điểm)
c. Không đến hai lần trong tuần (2 điểm)
d. Không đến một lần trong tuần (3 điểm)
5. Bạn thư giãn mỗi ngày được bao nhiêu phút?
a. Trên 30 phút (0 điểm)
b. Dưới 15 phút (1 điểm)
c. Dưới 5 phút (2 điểm)
d. Hiếm khi (3 điểm)
6. Bạn thường dùng thuốc có corticoid như thế nào?
a. Không dùng từ lâu (0 điểm)
b. Thỉnh thoảng trong tháng (1 điểm)
c. Thỉnh thoảng trong tuần (2 điểm)
d. Nhiều ngày trong tuần (3 điểm)
7. Bạn có thói quen dùng trái cây tươi mấy lần trong ngày?
a. Trên ba lần (0 điểm)
b. Hai lần (1 điểm)
c. Một lần (2 điểm)
d. Thỉnh thoảng trong tuần (3 điểm)
8. Bạn thường uống bao nhiêu nước trong khoảng 8 giờ đến 18 giờ?
a. Trên 2 lít (0 điểm)
b. Khoảng 1,5 lít (1 điểm)
c. Hơn 1 lít (2 điểm)
d. Không đến 1 lít (3 điểm)
9. Bạn hay uống bao nhiêu rượu bia trong ngày?
a. Mỗi tháng tổng cộng khoảng sáu lon bia hay 1/2 chai rượu mạnh (0 điểm)
b. Mỗi tuần tổng cộng khoảng sáu lon bia hay 1/2 chai rượu mạnh (1 điểm)
c. Mỗi tuần tổng cộng hơn sáu lon bia hay 1/2 chai rượu mạnh (2 điểm)
d. Mỗi ngày tổng cộng hơn bốn lon bia hay 1/4 chai rượu mạnh (3 điểm)
10. Bạn mỗi tháng phải nghỉ việc mấy ngày?
a. Khoảng 6-8 ngày (0 điểm)
b. Khoảng 3-4 ngày (1 điểm)
c. Dưới hai ngày (2 điểm)
d. Không nghỉ ngày nào (3 điểm)
Chú tâm phòng và chữa stress
Dù kết quả trắc nghiệm có cho thấy bạn bị stress ở mức độ nào thì bạn vẫn không được chủ quan trong khâu phòng và chữa trị. Biết chính xác mức độ stress của bản thân giúp bạn phòng và chữa stress dễ dàng hơn. Cụ thể:
● Nếu kết quả dưới 18 điểm: Sức đề kháng của bạn vẫn còn chiếm kèo trên nhưng đừng vì thế mà xem thường “hội chứng mệt mỏi kinh niên”. Nên dựa vào các câu đã mang về 2 hay 3 điểm để kịp thời phòng cháy thay vì đợi lửa cao rồi chữa cháy không kịp.
● Nếu kết quả trong khoảng 18-24 điểm: “Hội chứng mệt mỏi kinh niên” đã ở thế thượng phong dù bạn có thể vẫn còn tự tin theo kiểu “ông đây sức mấy mà bệnh!”. Đã đến lúc bạn phải cương quyết thay đổi nhiều điểm trong nếp sinh hoạt thường ngày trước khi quá trễ. Chắc bạn đã xem phim Xích Bích? Chỉ cần cháy một chiếc thuyền trong hạm đội mắc xích vào nhau là bắt đầu hiệu ứng domino.
● Nếu kết quả trên 24 điểm: Bạn đang trong vòng vây “thập diện mai phục” của “hội chứng mệt mỏi kinh niên”. Bạn cần gấp bàn tay hỗ trợ của thầy thuốc biết rõ về tai hại của stress và hiểu sâu về cách đánh thức sức kháng. Đã đến lúc giải pháp không thể nằm ngoài kiến thức của thầy thuốc và ý thức của bạn. Thiếu một trong hai nắm chắc phần thua. Quá vụng về nếu biết ly nước đã đầy mà vẫn rót tiếp!
BS LƯƠNG LỄ HOÀNG