Doanh nhân xoay xở vượt khó trong thời dịch

Trung Quốc (TQ) là thị trường nhập khẩu lớn sản phẩm nhựa, cao su và nông sản của Việt Nam (VN). Đây cũng là thị trường mà nhiều doanh nghiệp Việt nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào.

Tuy nhiên, dịch COVID-19 đang khiến các doanh nghiệp lo lắng sẽ không còn nguyên liệu sản xuất, không có hợp đồng xuất khẩu, nguy cơ phải tạm ngừng hoạt động.

“Ngồi trên đống lửa”

Đại diện Công ty Nhựa Trọng Khang nhìn nhận ngành nhựa đang ngấm đòn từ dịch COVID-19 khi vừa thiếu nguyên liệu, vừa tắc xuất khẩu. Lý do, TQ lâu nay nhập nhiều hạt nhựa nguyên liệu và các sản phẩm từ nhựa như bàn ghế, đồ gia dụng. Trong khi đó, VN nhập nhựa phế liệu nhiều từ Nhật, Mỹ, Hàn Quốc… đem về tái chế ra hạt nhựa nguyên liệu rồi xuất khẩu sang TQ.

Việc xuất khẩu hạt nhựa và các sản phẩm từ nhựa đã bị ảnh hưởng từ năm 2019 khi VN hạn chế nhập khẩu phế liệu khiến doanh nghiệp trong nước thiếu nguyên liệu. “Nay thêm dịch COVID-19 khiến hoạt động xuất nhập khẩu của VN với thị trường TQ càng khó khăn. Toàn ngành nhựa đang có chiều hướng đi xuống, bản thân công ty tôi phải ngừng sản xuất hạt nhựa” - đại diện Công ty Nhựa Trọng Khang chia sẻ.

Ông Trần Việt Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Nam Thái Sơn, cũng cho biết vật tư, máy móc ngành nhựa nhập từ TQ được các đơn vị sử dụng nhiều. Nay do dịch bệnh nên các chuyên gia TQ không thể sang VN được, vì thế hoạt động của các công ty nhựa VN gặp nhiều trở ngại. Đơn cử dây chuyền máy móc không thể vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa… được.

“Riêng với thị trường xuất khẩu, mình phải đi tới đi lui, gặp khách hàng ở nước ngoài để đàm phán, giao dịch. Song thời điểm này dịch diễn biến phức tạp, khách hàng ngưng giao dịch lại, các đơn hàng xuất khẩu vì thế cũng đình lại. Hệ quả là kim ngạch xuất khẩu của chúng tôi sụt giảm mạnh 30%-40%” - ông Việt Anh lo lắng.

Ngành gỗ cũng chung số phận. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản VN (VIFOREST), dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến xuất khẩu sang TQ và các luồng cung xuất khẩu khác của VN đi các nước. Nguyên nhân do các đơn vị sản xuất giấy, bột giấy tại TQ phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, gây ra tình trạng chậm chễ trong việc xuất khẩu dăm gỗ của nước ta sang thị trường này.

“Lượng nguyên liệu đã nhập trước đó có thể giúp các công ty đủ sử dụng trong vòng 1-2 tháng nữa. Hết giai đoạn này, nếu dịch chưa được khống chế, các đơn vị nhập khẩu từ VN cần tìm kiếm nguồn hàng thay thế hoặc phải đình trệ sản xuất” - VIFOREST cảnh báo.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới