Giải tỏa nhiều nhà ở lấn chiếm, xây sai phép trên dự án Khu đô thị ĐHQG-HCM

Giải tỏa nhiều nhà ở lấn chiếm, xây sai phép trên dự án Khu đô thị ĐHQG-HCM

(PLO)- Nhiều nhà ở lấn chiếm, xây sai phép trên đất thuộc dự án Khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM ( ĐHQG-HCM) đã tháo dỡ, di dời và trao trả mặt bằng sau hơn 20 năm.

Khu-do-thi-ĐHQG-HCM (2).jpg
Theo thông tin quy hoạch, phần đất bị lấn chiếm, xây dựng trái phép nằm trên tuyến đường 621 (tuyến đường kết nối ĐHQG-HCM) là phần đất thuộc dự án Khu đô thị ĐHQG-HCM. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch lần đầu với tỷ lệ 1/2000 vào ngày 7-6-2003 với tổng diện tích là 643,7 ha.
Khu-do-thi-ĐHQG_HCM.jpg
Trước đây, do lỏng lẻo trong công tác quản lý của địa phương, khu đất trên đã xảy ra tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép nhiều hạng mục công trình của người dân như nhà ở, quán ăn, cửa hàng, nhà trọ, bãi máy xúc,…

Thu hồi phần lớn đất bị lấn chiếm

Khu-do-thi-ĐHQG-HCM (19).jpg
Theo ông Vũ Quốc Hoàng, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Xây dựng ĐHQG-HCM, việc quản lý xây dựng chống lấn chiếm, tái lấn chiếm, xây dựng sai phép khu đất trên thuộc thẩm quyền do địa phương quản lý. Mặc dù cả ĐHQG-HCM và địa phương đều chủ động thực hiện nhưng công tác quản lý chưa đạt hiệu quả như mong đợi, dẫn đến tồn tại nhiều trường hợp lấn chiếm.
Khu-do-thi-ĐHQG-HCM (3).jpg
Sau nhiều năm vướng mắc về bồi thường và giải phóng mặt bằng, đến nay người dân đã tháo dỡ nhà cửa, quán ăn, cửa hàng để trả mặt bằng, cơ quan quản lý thu hồi phần lớn số lượng lớn đất bị lấn chiếm.
Khu-do-thi-ĐHQG-HCM (17).jpg
Giám đốc Ban Quản lý Dự án Xây dựng ĐHQG-HCM cho biết, dự án giải tỏa hiện nằm trên hai địa bàn là TP Dĩ An (Bình Dương) và TP Thủ Đức (TP.HCM). Hiện nay, ĐHQG-HCM và địa phương đang phối hợp chặt chẽ triển khai công tác giải tỏa. Song, quá trình vận động hộ dân bàn giao mặt bằng theo quy định còn gặp nhiều khó khăn.
Khu-do-thi-ĐHQG-HCM (15).jpg
Theo khảo sát, đánh giá sơ bộ từ ĐHQG-HCM nguyên nhân chủ yếu là do người dân không đồng thuận với chính sách bồi thường, những hộ dân lấn chiếm thì không hợp tác bàn giao.
Khu-do-thi-ĐHQG-HCM (13).jpg
Về tiến độ giải tỏa, ông Hoàng thông tin thêm tại địa bàn Dĩ An, hiện còn một phần chưa thiết lập hồ sơ kiểm kê bồi thường (diện tích bị ảnh hưởng khoảng 700m2). UBND TP Dĩ An đang lập các thủ tục để tiến hành kiểm kê, bồi thường phần diện tích nêu trên.
Khu-do-thi-ĐHQG-HCM (34).jpg
Tại địa bàn TP Thủ Đức, hiện còn vướng một số hộ dân (diện tích bị ảnh hưởng khoảng 2.800m2). UBND TP Thủ Đức đang chỉ đạo các ban ngành tổ chức vận động và thu hồi mặt bằng đối với các hộ dân còn lại.

Xây dựng tuyến cửa ngõ kết nối ĐHQG-HCM rộng 48m

Khu đô thị ĐHQG-HCM
Liên quan đến dự án sau giải tỏa, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Xây dựng ĐHQG-HCM cho biết khu đất này sẽ đầu tư xây dựng hạng mục công trình đường đại lộ ĐHQG-HCM theo đúng quy hoạch phân khu xây dựng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Khu-do-thi-ĐHQG-HCM (41).jpg
Quy mô tuyến đường dài khoảng 365m, bề rộng đường 48m gồm các làn đường dành cho xe ô tô, vỉa hè dành cho người đi bộ, xe đạp, dãy phân cách, cây xanh, cảnh quan, chiếu sáng… với tổng kinh phí thực hiện khoảng 45 tỉ đồng và sẽ do Ban Quản lý Dự án Xây dựng ĐHQG-HCM là chủ đầu tư dự án.
Khu-do-thi-ĐHQG-HCM (44).jpg
Hạng mục công trình đã được phê duyệt chủ trương đầu tư và đang được triển khai chuẩn bị đầu tư xây dựng, kế hoạch thực hiện từ năm 2022-2025. Dự kiến, đây sẽ là tuyến đường cửa ngõ kết nối chính từ bên ngoài (Xa lộ Hà nội) vào Khu đô thị ĐHQG-HCM, là tuyến trục chính kết nối Khu đô thị ĐHQG-HCM với các khu vực lân cận.
Khu-do-thi-ĐHQG-HCM (25).jpg
Thông tin về tiến độ giải tỏa mặt bằng tổng thể của dự án Khu đô thị ĐHQG-HCM, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Xây dựng ĐHQG-HCM Vũ Quốc Hoàng khái quát: Tính đến tháng 6-2024, tổng diện tích đã thu hồi mặt bằng là 573,07/643,7ha đạt tỉ lệ 89,02%, trong đó trên địa bàn TP Dĩ An đã thu hồi 484,2/522ha (đạt tỉ lệ 92,75%); TP Thủ Đức đã thu hồi là 88,87/121,7ha (đạt tỉ lệ 73%).

Đọc thêm