Theo một tài liệu của Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ (USSC) được công bố gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra thiên thạch liên sao đầu tiên rơi xuống vào Trái đất. Theo đài CNN, thiên thạch liên sao là một tảng đá không gian có nguồn gốc từ bên ngoài hệ mặt trời.
Trong khi đang nghiên cứu về Oumuamua - thứ mà giới khoa học cho là vật thể liên sao đầu tiên được ghi nhận từng xâm nhập hệ mặt trời năm 2017, hai nhà khoa học tại ĐH Havard (Mỹ) là Amir Siraj và Abraham Loeb đã vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra thực tế không phải vậy. Trước đó 3 năm, một thiên thạch liên sao khác có tên là CNEOS 2014-01-08 đã lao xuống bờ biển phía Đông Bắc của Papua New Guinea vào ngày 8-1-2014.
Thiên thạch liên sao CNEOS 2014-01-08 đã lao xuống bờ biển phía Đông Bắc của Papua New Guinea vào ngày 8-1-2014. Ảnh: NSF |
Theo ông Siraj, điều đầu tiên đập vào mắt họ chính là tốc độ di chuyển cực lớn của thiên thạch. Khi xâm nhập Trái Đất, tốc độ của thiên thạch đã lên tới tốc độ 60 km/giây.
Sau đó, ông vạch ra quỹ đạo của thiên thạch và nhận thấy nó đang ở trong quỹ đạo không bị ràng buộc, nghĩa là nó quay quanh Mặt Trời như các thiên thạch khác. “Nó đến từ bên ngoài hệ Mặt Trời”, ông kết luận.
Theo CNN, ông Loeb và ông Siraj đã không thể công bố phát hiện của họ vì dữ liệu nghiên cứu được lấy từ cơ sở dữ liệu mật của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Sau nhiều năm cố gắng thu thập thông tin cần thiết, giờ đây rào cản đã được dở bỏ. Trung tướng John Shaw, Tư lệnh USSC đã xác nhận sự tồn tại của CNEOS 2014-01-08.
Ông Siraj chia sẽ rằng ông muốn thành lập một đội ngũ nghiên cứu, cùng nhau tìm cách trụt vớt phần thiên thạch lao xuống Thái Bình Dương. Theo ông, nếu tìm được thiên thạch, các nhà nghiên cứu sẽ có thể tiếp cận vào "chén thánh của các vật thể giữa các vì sao". Ông cho biết đây sẽ là một bước đột phá về mặt khoa học trong việc giúp các nhà khoa học khám phá thêm về thế giới bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta.