Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), hay còn gọi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP là giấy phép do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp cho các hộ kinh doanh có kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống. Thế nhưng, không phải bất cứ cơ sở nào cũng cần giấy chứng nhận VSATTP.
Các ngành hàng thực phẩm nào cần giấy ATVSTP
Vấn đề về VSATTP đang là vấn đề báo động và được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu hiện nay. Trên thực tế, đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm mức độ cực kỳ nghiêm trọng dẫn đến sự lo lắng của cả xã hội. Điều đó là nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng dễ mang đến những bệnh tật nguy hiểm khó có thể lường trước được.
Các ngành hàng thực phẩm luôn cần giấy chứng nhận ATVSTP
Chính vì vậy, một trong những loại giấy được nhiều doanh nghiệp, cơ sở quan tâm, tìm hiểu đó chính là giấy phép VSATTP. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải bất cứ cơ sở nào cũng cần giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Loại giấy này sẽ áp dụng đối với một số ngành hàng thực phẩm nhất định.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, tất cả cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ở trên thì không phải xin giấy chứng nhận VSATTP.
Khi cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì phải đủ điều kiện mới được cấp giấy chứng nhận.
Một mẫu Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Dưới đây là thủ tục xin cấp giấy phép VSATTP tại Ban An toàn Thực phẩm TP.HCM
Hồ sơ xin giấy ATVSTP gồm:
Trước tiên, để có thể xin được giấy phép, chủ cơ sở hay người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh có liên quan đến thực phẩm phải chuẩn bị hồ sơ xin giấy VSATTP. Hồ sơ xin cấp giấy phép phải có đầy đủ các giấy tờ để đảm bảo điều kiện được cấp như sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép VSATTP theo mẫu.
- Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm.
- Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.
- Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.
- Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.
- Giấy chứng nhận về kiến thức VSATTP của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
- Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
- Bản cam kết đảm bảo VSATTP theo mẫu quy định.
Nộp hồ sơ cho Ban An toàn Thực phẩm TP.HCM:
Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, bạn sẽ nộp hồ sơ để xin cấp duyệt giấy phép tại cơ quan có thẩm quyền. Tại đây, hồ sơ sẽ được xử lý, kiểm tra và cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, thông báo tính hợp lệ và kết quả. Nếu đủ điều kiện, cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép VSATTP.
Thời hạn của giấy phép VSATTP:
Giấy phép được cấp có hiệu lực 3 năm và chủ cơ sở sản xuất phải cam kết thực hiện theo đúng quy định đưa ra. Sau khi được cấp giấy, cơ quan chức năng sẽ cử người xuống kiểm tra. Nếu cơ sở vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy phép được cấp.
Nếu có thắc mắc, bạn có thể truy cập website: https://www.atvstp.org.vn hoặc liên hệ hotline 0909.730.849 (Tuấn Anh) để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng. Đây là một website chỉ hỗ trợ và tư vấn các thủ tục VSATTP, thủ tục công bố sản phẩm và các vấn đề liên quan đến thực phẩm.