Khám phá đình Thông Tây Hội có số tuổi hơn 300 năm ở TPHCM.

Khám phá đình Thông Tây Hội có số tuổi hơn 300 năm ở TPHCM.

(PLO)- Đình Thông Tây Hội được xây dựng từ năm 1679 nằm ở quận Gò Vấp, TP.HCM từ lâu đã nổi tiếng là ngôi đình lâu đời nhất cả vùng đất phương Nam.

Đình Thông Tây Hội trước năm 1944 có tên là đình làng Hạnh Thông Tây, một ngôi đình cổ ở Gò Vấp. Tên Thông Tây Hội là do ghép từ hai làng Hạnh Thông Tây và An Hội. Khi hai làng sát nhập từ 1944 thì đình làng Hạnh Thông Tây được chọn làm đình chung và từ đó được đổi tên thành đình Thông Tây Hội.

Nhà hội sở bên trong đình Thông Tây Hội. Ảnh: ĐỒNG TÚ.
Nhà hội sở bên trong đình Thông Tây Hội. Ảnh: ĐỒNG TÚ.

Khu đình nằm trên một khu đất rộng khoảng 1.500 m2, quay về hướng Đông, cổng xây theo kiểu tam quan. Không gian chính của ngôi đền bao gồm các công trình như võ ca, chánh điện, nhà hội sở. Đình Thông Tây Hội là ngôi đình có cấu trúc thuộc dạng đình cổ ở miền Nam thế kỷ XIX.

dinh-thong-tay-hoi 1.jpg
Giữa khuôn viên sân đình được trồng nhiều cây xanh tạo không khí thoáng đãng.Ảnh: ĐỒNG TÚ.

Cho đến nay, nơi này còn được biết tới như là ngôi đình cổ nhất của vùng đất Gia Định xưa và của cả miền đất phương Nam còn tồn tại.

Đình Thông Tây Hội là nguồn tư liệu phong phú về cư dân vùng Gò Vấp, gắn liền với hơn ba thế kỷ đình đã gắn bó rất nhiều thăng trầm cùng người dân trên mảnh đất này.

Hàng năm, Lễ Kỳ Yên đình Thông Tây Hội sẽ tổ chức vào ngày 14-15 tháng 8 âm lịch lễ vật chính là con heo đực đen tuyền sắc và bò đực. Lễ hội bao gồm các nghi thức sau: Lễ Khai môn, Trình lễ, lễ Cầu an, Chánh lễ... Đây là lễ hội mang ý nghĩa tâm linh và là nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân địa phương, thu hút đông đảo người dân khắp nơi về dự.

dinh-thong-tay-hoi.jpg
Chánh điện nơi thờ phụng hai vị thần chính của ngôi đình.Ảnh: ĐỒNG TÚ.

Bên phải chính điện là nhà hội sở, bên trái của chính điện có miếu Bà Chúa xứ. Phía góc phải khuôn viên đình - phía trước nhà hội sở có miếu Ngũ hành và miếu thờ ông Hổ, một hình tượng thường thấy trong các kiến trúc đình ở Nam Bộ. Các công trình được bố trí hài hòa với không gian xung quanh gồm có 4 sân: sân trước, sân sau, sân phải, sân trái.

Đình Thông Tây Hội cũng như rất nhiều đình khác thờ Thành Hoàng theo tục thờ thần của người Việt Nam. Vị thần chính được thờ trong đình là Đông Chinh vương và Dực Thánh vương là hai hoàng tử con của vua Lý Thái Tổ.

dinh-thong-tay-hoi 3.jpg
Toàn bộ ngôi đình lợp ngói âm dương, bộ vì kèo chịu lực bằng gỗ.Ảnh: ĐỒNG TÚ.

Đình Thông Tây Hội mang những giá trị về lịch sử, văn hóa. Vào năm 1998 đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

dinh-thong-tay-hoi 2.jpg
Đình Thông Tây Hội đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1998.Ảnh: ĐỒNG TÚ.

Trải qua nhiều lần tu sửa, nhiều kiến trúc của đình đến nay vẫn gìn giữ được gần như nguyên vẹn cấu trúc và vật liệu xây dựng của ngôi đình cổ.

dinh-thong-tay-hoi 6.jpg
Ngoài ra đình còn thờ một số vị thần khác.Ảnh: ĐỒNG TÚ.

Ngoài ra, Đình thần Thông Tây Hội còn có thêm các thành phần kiến trúc phụ, bao gồm bia Ông Hổ, bàn thờ Thần Nông, miếu Bà Chúa xứ…

Đọc thêm