‘Không xử lý nội bộ’

Khi đơn vị này cấp khống hơn 800 giấy phép kiểm nghiệm, cho lưu hành trên thị trường đối với các sản phẩm thức ăn thủy sản và sản phẩm cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trong buổi làm việc với Bộ NN&PTNT ngày 21-11 đã truyền đạt ý kiến của Thủ tướng rằng: “Việc này Thủ tướng yêu cầu Bộ làm hết sức nghiêm túc, nếu vi phạm pháp luật thì phải khởi tố”.

Nếu việc khởi tố được thực hiện, tất nhiên là khi đã có các căn cứ sai phạm rõ ràng thì chắc chắn đây sẽ là một tiền lệ nghiêm minh cho việc xử lý những vụ việc ảnh hưởng đến trật tự xã hội và sức khỏe của cộng đồng.

Bởi lẽ thực phẩm bẩn đang là vấn nạn của xã hội. Nhiều lời kêu gọi từ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã vang lên, nhiều cuộc vận động đã được tiến hành. Nhưng một vấn nạn đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhân dân, sự mạnh khỏe của giống nòi vẫn chưa được xử lý rốt ráo. Nghị trường Quốc hội đã từng phải than rằng: “Chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa lại gần như thế”.

Nếu vụ việc này được xử lý hình sự như chỉ đạo của Thủ tướng, có lẽ nó sẽ bắt đầu cho thời điểm đoạn tuyệt với cách “xử lý nội bộ” lâu nay vẫn tồn tại.

Bởi việc “xử lý nội bộ” chưa bao giờ là cách xử lý hữu hiệu nhất đối với những tiêu cực, sai phạm, vi phạm theo đúng bản chất của một nhà nước pháp quyền, nơi mà mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật và mọi hành vi đều được soi rọi bằng lăng kính pháp luật.

Xử lý nội bộ, nhất là trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), đã làm cho mục tiêu xây dựng một chính quyền liêm khiết, vì dân đang gặp nhiều khó khăn. Cái tình trạng “trong nhà đóng cửa bảo nhau”, “dĩ hòa vi quý” đã tạo ra những trướng che cho tham nhũng, làm cho công cuộc phòng chống tham nhũng (PCTN) trở nên khó khăn hơn.

Chẳng vậy mà trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về báo cáo công tác PCTN của Chính phủ đã nhận định: Một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn hình thức… Công tác kiểm tra, tự kiểm tra để PCTN còn yếu nên hầu như rất ít phát hiện được tham nhũng; có trường hợp đã phát hiện được nhưng lại xử lý nhẹ hoặc xử lý nội bộ.

Chúng ta có quyền kỳ vọng rằng: Sau chỉ đạo “không xử lý nội bộ” của Thủ tướng đối với vụ việc “800 giấy phép khống”, tinh thần “không xử lý nội bộ” này sẽ lan tỏa, trở thành một trong những biện pháp mạnh mẽ, hiệu quả xây dựng nhà nước pháp quyền.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

20 năm, thành quả từ một quyết sách

20 năm, thành quả từ một quyết sách

(PLO)- Qua 20 năm, diện mạo của quận Tân Phú và huyện Bình Chánh khởi sắc mạnh mẽ, các con đường được bê tông, nhựa hóa, đời sống người dân nâng cao... và nó là thành quả của người dân và nhiều thế hệ lãnh đạo...

Kỳ họp thành công, gợi ra nhiều vấn đề lớn

Kỳ họp thành công, gợi ra nhiều vấn đề lớn

(PLO)- Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp. Sự thành công ấy, như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nói là hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình, nó gồm nhiều vấn đề, từ thảo luận các vấn đề lớn của đất nước đến giám sát tối cao và lập pháp.

Luật Căn cước: Hy vọng sự ổn định bền vững

Luật Căn cước: Hy vọng sự ổn định bền vững

(PLO)- Trong tám năm qua, các thay đổi về căn cước, đã gây ra không ít phiền toái nên khi QH thông qua Luật Căn cước, hy vọng sẽ thật sự tạo ra sự ổn định bền vững, khép lại một vấn đề từng gây nhiều ý kiến này.

Mạng ảo nhưng 'sát thương' là thật!

Mạng ảo nhưng 'sát thương' là thật!

(PLO)- Nhiều trường hợp người bị tấn công trên mạng xã hội phải ngậm đắng nuốt cay, cắn răng chịu đựng và chọn cách im lặng để tự bảo vệ mình…

Chất vấn - tranh luận: Thúc đẩy sự phát triển

Chất vấn - tranh luận: Thúc đẩy sự phát triển

(PLO)- Tranh luận tại QH vẫn luôn được đón chờ, kỳ vọng bởi chất vấn - tranh luận tốt sẽ là khởi đầu cho những tiến trình cải cách, thiết lập chính sách để thúc đẩy sự phát triển.

Thông qua Luật Đất đai: Thà chậm mà chắc!

Thông qua Luật Đất đai: Thà chậm mà chắc!

(PLO)- Việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) có thể chậm nhưng phải thật chắc, để đảm bảo rằng một khi Quốc hội đã bấm nút thông qua thì phải đáp ứng được kỳ vọng của Nhân dân.

Cải cách tiền lương phải thúc đẩy kinh tế phát triển

Cải cách tiền lương phải thúc đẩy kinh tế phát triển

(PLO)- “Đến thời điểm này, không cải cách tiền lương không được nữa, đây là thời điểm chín muồi. Lương là giá cả của sức lao động, đầu tư cải cách tiền lương là đầu tư của sự phát triển” - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nói tại thảo luận ở Quốc hội.

Ngọc Trinh và 'điều bất ngờ'

Ngọc Trinh và 'điều bất ngờ'

(PLO)- Trường hợp của Ngọc Trinh là khá hy hữu khi đương sự bị khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng chứ không phải các tội vu khống, làm nhục hay lợi dụng quyền tự do dân chủ.

Thương hiệu Việt bị 'hớt tay trên': Tiên trách kỷ…

Thương hiệu Việt bị 'hớt tay trên': Tiên trách kỷ…

(PLO)- Cách tốt nhất để tránh tình trạng thương hiệu Việt rơi vào tay nước ngoài là DN thực hiện đăng ký quyền sở hữu, bảo hộ thương hiệu từ rất sớm tại các thị trường quốc tế trọng điểm mà mình xuất khẩu.