Khủng hoảng Ukraine có tác động gì đến giá dầu thế giới không?

Tuy nhiên, trong một bài viết chung trên trang web Morningstar.com của Công ty dịch vụ tài chính Morningstar, Inc. (Mỹ), hai chuyên gia Dave Meats - Giám đốc nghiên cứu công bằng năng lượng và tiện ích tại Morningstar và Allen Good - nhà chiến lược gia về năng lượng của Morningstar nhận định không có khả năng này, vì nhiều cơ sở.

Thứ nhất, Mỹ và phương Tây không chấp nhận để giá tăng thêm. Nga hiện xuất khẩu khoảng năm triệu thùng dầu thô/ngày. Nếu Mỹ trừng phạt xuất khẩu dầu của Nga kiểu như trừng phạt Iran thì sẽ là đòn mạnh với Nga vì xuất khẩu dầu chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu và 30% GDP của Nga. Vấn đề là giá dầu và khí đốt tự nhiên đã quá cao ở Mỹ và châu Âu; và giảm giá đang là một mục tiêu hành động của Mỹ, cho nên khả năng trừng phạt xuất khẩu dầu của Nga rồi nguồn cung bị kiềm thêm tiếp tục đẩy giá thêm cao là điều khó xảy ra.

Thứ hai, Nga có thể chọn hạn chế xuất khẩu dầu của mình để trừng phạt phương Tây nhưng việc tự áp đặt lệnh cấm vận sẽ quá đau đớn đối với nước này. Bước đi này sẽ gây thiệt hại lớn với Nga do một phần lớn nguồn thu phụ thuộc vào dầu khí.

Thứ ba, Nga không chịu nhiều nguy cơ về vận chuyển dầu. Năm 2022 Nga dự kiến sẽ sản xuất khoảng 10% nguồn cung toàn cầu. 1/5 lượng dầu xuất khẩu của Nga đi qua Biển Đen, chủ yếu qua các cảng ở Novorossiysk và gần 1/5 nữa được vận chuyển trên đường ống Druzhba tới các nhà máy lọc dầu ở Đông và Trung Âu. Về lý thuyết, có một số tuyến đường xuất khẩu dầu thô của Nga chạy qua Ukraine và vùng giáp Biển Đen, có thể bị gián đoạn nếu xung đột nổ ra.

Công nhân làm việc tại mỏ dầu của Công ty dầu khí liên hợp Tatneft của Nga có trụ sở chính tại TP Almetyevsk, Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga. 
Ảnh: TASS

Tuy nhiên, phần lớn dầu đến châu Âu chảy qua chặng phía bắc của đường ống Druzhba, qua Belarus, bỏ qua Ukraine. Chặng phía nam của đường ống này chỉ vận chuyển khoảng một lượng nhỏ để hạn chế thiệt hại nếu bị gián đoạn. Bên cạnh đó, các dòng chảy này rất có thể sẽ được định tuyến lại qua các đường ống khác, phục vụ châu Âu xa hơn về phía bắc hoặc hướng đến các đường ống phía đông phục vụ thị trường châu Á, trong khi xuất khẩu đường thủy có thể được chuyển qua Biển Baltic.

Thứ tư, xung đột có thể đẩy cao rủi ro nhưng không đáng ngại. Theo hai chuyên gia, căng thẳng Ukraine là một trong những nguyên nhân đẩy đà tăng của giá dầu trong vài tháng qua nhưng về cơ bản nó chỉ là mối đe dọa khiêm tốn với nguồn cung. Về mặt lịch sử, các ví dụ liên quan đến nguồn cung như lệnh cấm vận Ả Rập năm 1973, Iraq tấn công Kuwait năm 1990, Nga tấn công Georgia năm 2008 hay sáp nhập Crimea năm 2014, cuối cùng cũng không ảnh hưởng nhiều đến giá dầu toàn cầu.

Tóm lại, theo hai chuyên gia, Nga vẫn sẽ đưa dầu của mình ra thị trường toàn cầu, dù có tấn công Ukraine hay không. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm