Lưu ý quan trọng khi viện dẫn văn bản pháp luật vào văn bản hành chính

(PLO)-  Văn bản hành chính khi viện dẫn văn bản pháp luật vào nội dung cần phải thực hiện theo đúng các quy tắc theo quy định của pháp luật.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Khi soạn thảo văn bản hành chính, việc viện dẫn các quy định pháp luật vào nội dung là khá phổ biến. Để việc viện dẫn chính xác theo quy định đối với cơ quan, tổ chức nhà nước, người soạn thảo cần lưu ý về cách viện dẫn và cách viết khi viện dẫn.

Cụ thể, theo quy định tại các phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 30/2020 của Chính phủ, tại phần nội dung văn bản hành chính, khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, số, ký hiệu của văn bản, thời gian ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và trích yếu nội dung văn bản (đối với Luật và Pháp lệnh chỉ ghi tên loại và tên của Luật, Pháp lệnh). Trong các lần viện dẫn tiếp theo, chỉ ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó.

Về cách viết, trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.

Ví dụ: Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự; Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Tiểu mục 1 Mục 1 Chương III của Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14.

Quy định nêu trên bắt buộc áp dụng đối với cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp căn cứ quy định này và các quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan để áp dụng cho phù hợp.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm