việc nhập khẩu chậm trễ làm gián đoạn sản xuất, phá vỡ thời gian giao hàng khiến DN có thể bị phạt, bị cắt đơn hàng hoặc làm đội giá thành sản phẩm, giảm năng lực cạnh tranh của DN.
Ông Trương Đình Út, đại diện Công ty May Nhà Bè, cho biết như trên tại hội nghị đánh giá thực hiện Thông tư 37 của Bộ Công Thương về hàm lượng formaldehyt trong sản phẩm dệt may.
Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cho biết chi phí giám định hàm lượng formaldehyt cho lô hàng vải nhập về sản xuất là 2 triệu đồng/mẫu vải. Thậm chí đối với các lô hàng nhập khẩu về làm mẫu theo hình thức chuyển phát nhanh, có khi chỉ có 5-10 m vải, DN vẫn phải kiểm định hàm lượng formaldehyt và chi phí 100 USD/m.
Không chỉ đối mặt với kiểm tra hàm lượng formaldehyt, các DN kinh doanh bông cũng than phiền về các giấy tờ kiểm dịch. Ít nhất phải mất 10 ngày DN mới xong thủ tục kiểm dịch hàng hóa.
Ngoài ra, khi làm gia công hàng may mặc, DN thường phải nhập khẩu lông vũ, lông cáo, lông gấu (hàng đã qua xử lý) để làm hàng jacket xuất khẩu. Những mặt hàng này đã có kiểm dịch động vật và C/O từ phía nước xuất khẩu khi xuất hàng. Khi hàng về Việt Nam, DN nhập khẩu lại phải xin kiểm dịch, chi phí 3 triệu đồng/lần giám định.
Từ thực tế trên, ông Trương Đình Út kiến nghị Bộ Công Thương rà soát, sửa đổi Thông tư 37 vì có nhiều nội dung quy định không rõ ràng, dẫn đến cách hiểu khác nhau trong quá trình thực hiện mà người chịu thiệt chính là DN. Cùng với đó giảm các công đoạn kiểm dịch không cần thiết.
Ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ Bộ Công Thương, cho biết sẽ tổng hợp tất cả ý kiến phản ánh của DN để trình lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét và chỉnh sửa Thông tư 37 cho phù hợp với thực tiễn.