Một số thành tựu nổi bật của Hậu Giang năm 2022

Một số thành tựu nổi bật của Hậu Giang năm 2022

(PLO)- Kết quả đạt được trong năm qua là minh chứng rõ nét thể hiện các chủ trương, chính sách của Hậu Giang đã thực sự đi vào cuộc sống, thúc đẩy kinh tế phát triển địa phương, ổn định cuộc sống người dân.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt cao nhất sau 19 năm thành lập tỉnh

Năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP của Hậu Giang đạt gần 14% (kế hoạch là 8%), đứng đầu khu vực ĐBSCL và đứng thứ tư cả nước, đây cũng là kết quả cao nhất sau 19 năm thành lập tỉnh.

Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 65,89 triệu đồng/người, tăng hơn 11 triệu đồng/người so với năm 2021.

Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 65,89 triệu đồng/người, tăng hơn 11 triệu đồng/người so với năm 2021. Ảnh: BT

Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 65,89 triệu đồng/người, tăng hơn 11 triệu đồng/người so với năm 2021. Ảnh: BT

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vượt 33,8% so với dự toán, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn theo giá hiện hành tăng gần 12% so với cùng kỳ và vượt 4,3% so với năm trước.

Trong 18 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội; quốc phòng - an ninh được đề ra, ước cả năm có 13 chỉ tiêu vượt kế hoạch và năm chỉ tiêu đạt kế hoạch.

Kết quả đạt được trong năm qua là minh chứng rõ nét thể hiện các đề án, Nghị quyết của tỉnh đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo cơ hội thúc đẩy kinh tế phát triển địa phương, ổn định cuộc sống cho người dân.

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2 đoạn Cần Thơ – Cà Mau

Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, gồm hai dự án thành phần là Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau, qua địa bàn bốn huyện của tỉnh Hậu Giang, với chiều dài khoảng 64 km (bằng 57% chiều dài toàn tuyến).

Xác định đây là một trong các công trình trọng điểm quốc gia và là tiền đề, là cơ sở để Hậu Giang đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, lãnh đạo tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đạt kết quả ấn tượng.

Cụ thể, đến cuối năm 2022, Hậu Giang đã bàn giao đạt 90% tổng diện tích mặt bằng cho nhà đầu tư, sớm hơn một tháng so với tiến độ do Chính phủ đề ra.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng lãnh đạo các Bộ ngành và các tỉnh thực hiện nghi thức khởi công dự án thành phần Cần Thơ - Hậu Giang. Ảnh: CHÂU ANH

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng lãnh đạo các Bộ ngành và các tỉnh thực hiện nghi thức khởi công dự án thành phần Cần Thơ - Hậu Giang. Ảnh: CHÂU ANH

Ngày 1-1-2013, cùng với hai điểm cầu ở tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Bình, Hậu Giang là điểm cầu chính thứ ba cũng với chín điểm cầu khác tại chín tỉnh tổ chức lễ khởi công dự án thành phần Cần Thơ - Hậu Giang (thuộc dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau). Đến dự có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, cùng lãnh đạo nhiều Bộ, ngành Trung ương.

Ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, cho biết Hậu Giang xác định dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 đoạn Cần Thơ - Cà Mau sẽ là cơ hội để tỉnh bức tốc, phát triển trong thời gian tới. Chính vì thế, tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phối hợp chặt chẽ, vận động người dân.

Từ đó, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của bà con nhân dân trong tỉnh đối với chủ trương của Trung ương cũng như của tỉnh trong triển khai thực hiện dự án. Tỉnh cũng chỉ đạo trong quá trình triển khai dự án, cần đảm bảo tối đa quyền lợi tốt nhất cho người dân.

Tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2022

Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022, với chủ đề “Doanh nghiệp đến, Hậu Giang vui" được tổ chức vào tháng 7-2022 với sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng hàng trăm doanh nghiệp, nhà đầu tư, chuyên gia...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022. Ảnh: CHÂU ANH

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022. Ảnh: CHÂU ANH

Tại Hội nghị, lãnh đạo tỉnh đã trao chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư cho 12 dự án, với tổng vốn gần 19.000 tỉ đồng. Ký kết biên bản ghi nhớ đầu tư với tám nhà đầu tư, tổng giá trị khoảng 220.000 tỉ đồng. Ngoài ra, tỉnh còn ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Ngân hàng Thương mại CP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) về gói hỗ trợ vay vốn với hạn mức 10.000 tỉ đồng cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Hậu Giang là vùng đất có nhiều tiềm năng, do đó tỉnh không được để tiềm lực “ngủ quên” mà phải biến thành nguồn lực để phát triển, kinh tế - xã hội, đảm bảo cuộc sống cho người dân. Biến khát vọng thành hành động thiết thực và hiệu quả.

"Tôi muốn Hậu Giang phải có tư tưởng biến không thành có, biến khó thành dễ và biến cái không thể thành cái có thể, phát huy tinh thần tự lực tự cường, không trông chờ, ỷ lại ” - Thủ tướng nói và bày tỏ việc các doanh nghiệp đến là thể hiện sự yêu quý đối với Hậu Giang.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp chung tay cùng chính quyền địa phương phát triển tỉnh Hậu Giang, góp phần để người dân trong tỉnh có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Lãnh đạo Đảng, nhà nước thăm và làm việc tại Hậu Giang

Giữa tháng 7-2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác của Trung ương đến thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Hậu Giang.

Khảo sát Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Thủ tướng nhận xét Lung Ngọc Hoàng hiện còn giữ vẻ đẹp nguyên sơ, nhiều tiềm năng trở thành điểm nhấn du lịch sinh thái cho tỉnh Hậu Giang và cả vùng ĐBSCL. Do đó, trong phát triển du lịch phải có tầm nhìn và tư duy chiến lược, cần giữ lại vẻ hoang sơ, các yếu tố tự nhiên tạo sự khác biệt thu hút du khách.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác của Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác của Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang. Ảnh: VGP

“Quan trọng nhất là giữ đúng bản chất tự nhiên, đây là tài sản quý, có điều kiện giữ thì phải khai thác hợp lý. Tới đây, khi các dự án cao tốc đi qua sẽ mở ra một không gian phát triển mới. Thiên thời địa lợi nhân hòa, do đó, tỉnh phải mời các nhà đầu tư có kinh nghiệm để khai thác yếu tố tự nhiên, mang lại hiệu quả” - Thủ tướng lưu ý.

Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, như cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm; năng suất lao động, năng lực cạnh tranh còn thấp; đầu tư còn dàn trải, hiệu quả chưa cao; hạ tầng còn chưa tương xứng tiềm năng, cơ hội, lợi thế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Ông Nghiêm Xuân Thành (bìa phải), Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang: "Đại lộ sinh đại phú”, Hậu Giang xác định dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 đoạn Cần Thơ - Cà Mau sẽ là cơ hội để tỉnh bức tốc, phát triển trong thời gian tới". Ảnh: CHÂU ANH

Ông Nghiêm Xuân Thành (bìa phải), Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang: "Đại lộ sinh đại phú”, Hậu Giang xác định dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 đoạn Cần Thơ - Cà Mau sẽ là cơ hội để tỉnh bức tốc, phát triển trong thời gian tới". Ảnh: CHÂU ANH

Từ đó, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo tỉnh Hậu Giang tận dụng hiệu quả mọi tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, vươn lên mạnh mẽ bằng sức mạnh nội sinh, không trông chờ, ỷ lại.

Trong đó lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, quyết định, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá, thường xuyên. Tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao tầm nhìn chiến lược trong quy hoạch, phấn đấu đạt kết quả cao nhất.

Trong năm qua, Tỉnh ủy Hậu Giang cũng đã tập trung ban hành đồng bộ các cơ chế, chính sách, hệ thống các văn bản, thống nhất triển khai thực hiện. Trong đó, nhiều văn bản mang tính định hướng lớn và đột phá về mặt cơ chế, tạo sự chuyển biến về chất đối với công tác tổ chức, cán bộ.

Hoàn thành Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, với tầm nhìn chiến lược, tư duy đột phá theo quan điểm “Một tâm, hai tuyến, ba thành, bốn trụ, năm trọng tâm”.

Quy hoạch tạo ra động lực tăng trưởng mới, khai thác tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư, tăng thu ngân sách, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, sớm đưa Hậu Giang trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực và cả nước.

Năm 2022, Hậu Giang đã tập trung huy động các nguồn lực thực hiện chương trình an sinh xã hội. Cụ thể, đã vận động được hơn 330 tỉ đồng chăm lo gia đình khó khăn, hỗ trợ thoát nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau trong phát triển kinh tế - xã hội.

Cạnh đó, ủng hộ gần 50 tỉ đồng vào xây dựng, sửa chữa trường học, Quỹ khuyến học khuyến tài ươm mầm tri thức...

Đọc thêm