Mức độ an toàn của mật ong đối với bệnh nhân tiểu đường?

(PLO)- Liệu mật ong có phải là một bổ sung tốt cho chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường hay không?
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo The Times of India, đường được xem như kẻ thù lớn nhất của bệnh nhân tiểu đường. Vì lý do đó, nhiều người chuyển sang các lựa chọn thay thế như mật ong, đường thốt nốt để làm ngọt trà hoặc món tráng miệng của họ. Nhưng chúng có thực sự tốt cho sức khỏe?

Những người bị tiểu đường nên tiêu thụ mật ong hạn chế ở số lượng nhỏ. Ảnh: Pexels

Những người bị tiểu đường nên tiêu thụ mật ong hạn chế ở số lượng nhỏ. Ảnh: Pexels

Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa. Và một trong những khía cạnh quan trọng nhất của quản lý bệnh tiểu đường là hạn chế chế độ ăn uống và hoạt động thể chất.

Tiến sĩ Priyamvada Tyagi, Chuyên gia tư vấn Nội tiết, Bệnh viện Max, Patparganj, giải thích: “Thức ăn của chúng ta chủ yếu bao gồm 3 chất dinh dưỡng đa lượng chính là carbohydrate, chất béo và protein. Hạn chế carbohydrate là một trong những bước quan trọng nhất trong quản lý chế độ ăn uống của bệnh tiểu đường. Mọi người thường nghe nói rằng chuyển sang dùng mật ong thay vì đường trắng là một ý tưởng tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, hãy kiểm tra tính xác thực của tuyên bố này.”

Mật ong có thực sự tốt cho người tiểu đường?

Cả mật ong và đường đều ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn.

Mật ong có nhiều đường fructose hơn glucose trong thành phần của nó so với đường trắng. Hàm lượng carbohydrate trong mật ong cao hơn đường trắng với cùng một lượng 1 muỗng canh.

Ưu điểm của mật ong là nó có chỉ số đường huyết thấp hơn so với đường trắng. Mặt khác, mật ong thường ngọt hơn đường, vì vậy bạn có thể sử dụng ít lượng hơn để đạt được cùng một mức độ ngọt, lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng ít hơn một chút.

Có dữ liệu cho thấy rằng sử dụng với số lượng nhỏ có thể cải thiện mức cholesterol. Vì nó rất giàu chất chống oxy hóa nên nó có thể giúp ích cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Priyamvada cần nghiên cứu sâu hơn trước khi các bác sĩ có thể đưa ra khuyến nghị này để chuyển sang dùng mật ong thay vì đường trắng. Vì vậy, tiêu thụ với số lượng nhỏ cùng với việc theo dõi cẩn thận lượng đường trong máu là chìa khóa.

Điều quan trọng là mọi người phải theo dõi những gì họ ăn và ăn bao nhiêu, tốt nhất là hạn chế ở số lượng nhỏ, theo The Times of India.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm