Góc nhìn

Năng lực và chứng chỉ

“Dành cả thanh xuân để đi học… chứng chỉ”, có người đã tổng kết vui như vậy về tình hình chứng chỉ mà một công chức, viên chức… phải có trong nhiều năm qua. Thật ra, điều đó cũng có lý do của nó khi mà công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước bắt buộc phải có những “hệ chuẩn” để vận hành theo các chuẩn mực chung của thế giới, nhất là khi Việt Nam hội nhập sâu rộng.

Chứng chỉ tiếng Anh, tin học chẳng hạn. Có thể do ngày xưa trình độ ngoại ngữ và tin học chưa cao thì việc buộc công chức, viên chức phải có trình độ tiếng Anh là một yêu cầu bức thiết. Những chứng chỉ A, B, C… tiếng Anh, tin học không chỉ là yêu cầu, mà còn là động lực để cả khu vực nhà nước và tư nhân tất yếu phải nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học trong hội nhập và giao thương quốc tế.

Đến nay, sau nhiều chục năm, có thể nói chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, cách mạng 4.0 như vũ bão mỗi ngày, kinh tế số trở thành một trong những động lực phát triển thì tất yếu ai không đủ phẩm chất sẽ bị loại ra khỏi dòng chảy phát triển.

Sáng tạo và đổi mới là yêu cầu cấp thiết đối với không chỉ mỗi người mà còn đối với cả cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy công quyền. Áp lực của đổi mới từ xã hội khiến cho chính sách phải thay đổi để thích ứng. Việc Bộ Nội vụ báo cáo Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức là theo tinh thần ấy.

Những kiến nghị của Bộ Nội vụ về “chứng chỉ bồi dưỡng” đã đi vào thực chất. Nhiều kiến nghị của Bộ Nội vụ đã cho thấy tính quyết liệt. Chẳng hạn có những chức danh nghề nghiệp quy định phải có ba chứng chỉ thì Bộ Nội vụ kiến nghị bỏ hai chứng chỉ.

Điều này rất phù hợp với tinh thần xuyên suốt của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ khi nắm Chính phủ đến nay là: “Phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn và lấy thực tiễn làm thước đo”. Thực tiễn hiện nay là: Chứng chỉ không nói lên được năng lực của một người mà sản phẩm do người ấy làm ra mới là thước đo chính xác nhất. Bởi chính sản phẩm tạo ra mới là giá trị cuối cùng chứng minh một cách thực chất cho năng lực của công chức, viên chức. Điều này cũng tránh được tình trạng “chạy đua” để chứng chỉ gì cũng có nhưng “chứng chỉ năng lực thực thụ” thì không tương thích.

Làm được như vậy thì sẽ giải quyết được những vướng mắc lâu nay giữa “năng lực và chứng chỉ”. Nó cũng bảo toàn được các tiêu chí đánh giá mà một hệ thống công quyền phải có. Nó cũng cho thấy tinh thần “tôn trọng thực tiễn” mà Thủ tướng luôn khuyến khích.

Chứng chỉ khi đó sẽ không còn là nỗi ám ảnh!


Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Đo lường hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM bằng tiện ích, thu nhập của người dân và sự thành công của DN. Trong ảnh: Người dân vui chơi ở Công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM) dịp cuối tuần.

Ngẫm về đích đến của 'siêu đô thị' TP.HCM

(PLO)- Đích đến cuối cùng của siêu đô thị là gia tăng tiện ích, thu nhập, chất lượng cuộc sống... hướng tới hạnh phúc thực chất của người dân, phồn vinh bền vững của DN.

Sức sống từ lòng dân

Sức sống từ lòng dân

(PLO)- Khi người dân phấn khởi, doanh nghiệp tin cậy thì sự đồng cảm, chia sẻ, đón nhận của xã hội với các thiết kế chính sách của TP trước thềm kỷ nguyên mới sẽ tăng cao, là bàn đạp cho những bước đà của TP.HCM tiến vào kỷ nguyên mới...

Giảng viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đang hướng dẫn học trò thực hành nghiên cứu. Ảnh: ICC

Cần đột phá chính sách để giữ chân những người thầy giỏi

(PLO)- Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đang được triển khai quyết liệt. Một trong những nhiệm vụ quan trọng được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong đó là phát triển đội ngũ nhà khoa học.

Chuyển đổi số, AI và tự động hóa giúp doanh nghiệp tư nhân nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa vận hành và tăng trưởng bền vững. Ảnh: PV

Loại bỏ rào cản để kinh tế tư nhân bứt phá

(PLO)- Kinh tế tư nhân đã và đang là động lực quan trọng của nền kinh tế. Nếu có chính sách hỗ trợ hợp lý, khu vực này không chỉ giúp duy trì tốc độ tăng trưởng cao mà còn nâng tầm vị thế trên trường quốc tế.

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

(PLO)- Từ vụ kẹo Kera, cơ quan chức năng cần mở rộng phạm vi làm việc, xác minh các doanh nghiệp đứng sau các KOL, KOC nói chung để xem có hay không hành vi vi phạm hay không để xử lý đến nơi đến chốn, tận gốc rễ vấn đề.

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

(PLO)- Thú cưng vừa là tài sản vật chất vừa là tài sản tinh thần của người nuôi nhưng cảm giác về sự an toàn trước chó, mèo, vật nuôi cũng là quyền cơ bản của người dân, cần phải được pháp luật bảo vệ, cần phải được các chủ nuôi thú cưng tôn trọng.

Nghề y cần cơ chế đặc thù

Nghề y cần cơ chế đặc thù

(PLO)- Tôi có một anh bạn thế hệ đầu 9X đang làm bác sĩ ngoại khoa ở một bệnh viện tuyến đầu tại TP.HCM. Hôm rồi gọi rủ anh ấy đi ăn tối trước thềm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2) và như thường lệ, anh ấy chỉ kịp trả lời: “Bạn ơi, tôi sắp vào phòng mổ, bạn để tôi xếp lịch rồi báo lại nghen”…

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

(PLO)- Người dùng mạng xã hội cần có trách nhiệm hơn trong mỗi lượt share, mỗi cú nhấn like; tránh chuyện “tay nhanh hơn não”, dễ dính vào rắc rối pháp lý, bị phạt nặng hoặc thậm chí phải đối diện với chuyện tù tội.

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

(PLO)- Mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và hai con số trong các năm tiếp theo mà Trung ương đã xác định là rất thách thức, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và một cuộc cải cách sâu rộng về thể chế, chính sách; đột phá về cấu trúc kinh tế, hiệu lực, hiệu quả đầu tư...