Người dân vào dự Quốc hội là bình thường

Trên thế giới, không có nhà nước dân chủ nào không mở cửa Nhà QH để đón tiếp nhân dân. Ở Đức, Nhà QH còn được gọi là lâu đài quyền lực của nhân dân. Ở Phần Lan, dọc theo sảnh vào Nhà QH là những bức tượng khỏa thân hoàn toàn. Thông điệp của những bức tượng này là: Ở QH, mọi thứ đều phải minh bạch, không có thứ gì phải giấu giếm cả. Làm sao trở thành biểu tượng quyền lực của nhân dân, làm sao bảo đảm sự minh bạch nếu người dân không thể vào Nhà QH để dự thính các phiên họp của QH?!

Trong mọi nền dân chủ đại diện, chính phủ phải chịu trách nhiệm trước QH nhưng QH phải chịu trách nhiệm trước cử tri. Cử tri sẽ không thể nào áp đặt trách nhiệm cho QH được nếu như cử tri chẳng có cách gì để giám sát QH cả. Đây là thêm một lý do nữa tại sao phải mở cửa Nhà QH cho nhân dân vào thăm.

Ở nước ta, trước đây do điều kiện chiến tranh và do cả ảnh hưởng của tâm lý thời chiến, việc mở cửa Nhà QH cho nhân dân vào thăm chưa được coi trọng đúng mức. Ngoài ra, QH thực chất cũng chưa có nhà để có thể mở cho nhân dân vào thăm. Nhà QH hoành tráng mà chúng ta đang có hôm nay chỉ mới được xây xong năm 2015. Trước đó, QH họp khi thì ở Nhà hát lớn Hà Nội, khi thì ở Hội trường Ba Đình, khi thì ở hội trường Bộ Quốc phòng. Với việc không có Nhà QH chính thức thì tổ chức cho nhân dân vào thăm quả thực là điều không dễ.

Thực ra, trong thời gian QH họp ở Hội trường Ba Đình, việc tổ chức cho các em học sinh, sinh viên và đại diện các tổ chức, đoàn thể vào thăm và dự thính cũng đã từng được triển khai. Các hoạt động này là một phần của chương trình hợp tác với QH Thụy Điển về thông tin công chúng. Đây là một chương trình hợp tác nhằm nâng cao năng lực của QH Việt Nam trong lĩnh vực thông tin công chúng bao gồm dịch vụ báo chí, trang thông tin điện tử của QH, chương trình giáo dục về QH, chương trình khách tham quan Nhà QH… Trong thời gian này, các hoạt động mang tính chất nghị viện trẻ (QH trẻ) cũng đã được triển khai. Các em sinh viên đóng vai là các vị đại biểu QH trẻ đã từng có một phiên thảo luận ngay trong chính Hội trường Ba Đình.

Ngày nay, chúng ta đã có một Nhà QH hiện đại và hoành tráng. Không còn có bất kỳ lý do gì biện hộ cho việc không mở cửa Nhà QH cho nhân dân vào thăm. Việc vào thăm Nhà QH không chỉ là để giám sát các vị đại biểu mà còn để chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc tiêu biểu cho nước Việt Nam mới, nước Việt Nam của thế kỷ 21. Đó là chưa nói tới việc ở tầng ngầm của Nhà QH còn có cả một bảo tàng về các cổ vật liên quan đến khu hoàng thành Thăng Long. Về mặt nguyên tắc, mọi người dân Việt Nam đều có quyền thăm khu bảo tàng này.

Thực ra, Văn phòng QH cũng đã xây dựng cả một đề án về khách tham quan Nhà QH. Quy trình tham quan Nhà QH đã được thiết kế. Nhân lực hướng dẫn tham quan Nhà QH cũng đã được bố trí. Trước mắt, để tham quan Nhà QH người dân sẽ phải đăng ký trước qua Vụ Thông tin của Văn phòng QH. Sau một thời gian triển khai, hy vọng chuẩn mực chung của thế giới sẽ được chấp nhận và áp dụng. Nghĩa là bất cứ người dân nào muốn tham quan Nhà QH thì chỉ cần xếp hàng chờ đến lượt. Lực lượng bảo vệ sẽ xếp cho 50 người vào thăm một lượt. 50 người ấy ra thì 50 người mới lại vào.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia

(PLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên phối hợp tìm biện pháp hợp tình, hợp lý nhằm giải quyết 16% chưa hoàn thành phân giới cắm mốc và xây dựng đường biên giới hai nước hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.

Ông Lê Minh Hưng: 'Sắp xếp, tinh gọn bộ máy thì phải đề xuất sửa luật, thậm chí cả Hiến pháp'

Ông Lê Minh Hưng: 'Sắp xếp, tinh gọn bộ máy thì phải đề xuất sửa luật, thậm chí cả Hiến pháp'

(PLO)- Ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cho biết, đi kèm với đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức thì phải đề xuất sửa đổi văn bản pháp luật, kể cả một số văn bản pháp luật rất quan trọng, như Hiến pháp.

Thủ tướng phân công nhiệm vụ cụ thể cho 7 Phó Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng phân công nhiệm vụ cụ thể cho 7 Phó Thủ tướng Chính phủ

(PLO)- Theo quyết định, Thủ tướng Chính phủ là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc lớn, quan trọng, những vấn đề có tính chiến lược, khó, nhạy cảm, tác động lớn đến phát triển đất nước. Các Phó Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng.