Những thói quen phổ biến gây hại cho tim của bạn

(PLO)- Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngồi quá nhiều giờ trên bàn làm việc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo Everyday Health, chúng ta đều biết rằng ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên là những thói quen quan trọng để có một trái tim khỏe mạnh. Nhưng bạn có biết rằng bạn vẫn có thể phá hoại mọi nỗ lực của mình bằng một số thói quen xấu phổ biến đến ngạc nhiên không? Dưới đây là những thói quen phổ biến mà nhiều người dễ dàng mắc phải đang gây hại cho tim của bạn:

Ít vận động

Một nghiên cứu quốc tế khảo sát hơn 100.000 cá nhân ở 21 quốc gia cho thấy, những người ngồi từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày có nguy cơ tử vong ở độ tuổi trẻ hơn và mắc bệnh tim cao hơn từ 12 đến 13%, trong khi những người ngồi hơn 8 tiếng giờ mỗi ngày, những rủi ro đó đã tăng lên 20%, nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Cardiology.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngồi quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Ảnh: Getty Images

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngồi quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Ảnh: Getty Images

Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải ngồi ở bàn làm việc cả ngày, hãy cố gắng nghỉ giải lao thường xuyên và đi dạo.

Trong một nghiên cứu trên tạp chí JAMA Neurology, các nhà nghiên cứu đã theo dõi hơn 78.000 người trưởng thành nhận thấy rằng thực hiện từ 2.000 đến 3.800 bước mỗi ngày đã cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ tử vong sớm, mặc dù ở mức độ thấp hơn so với thực hiện 10.000 bước mỗi ngày.

Nghiên cứu lưu ý rằng, ngay cả các bước ngẫu nhiên (các bước được thực hiện trong sinh hoạt hàng ngày) cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim (cũng như ung thư).

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) nói rằng đi bộ với tốc độ nhanh ít nhất 150 phút mỗi tuần có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim, vì vậy hai lần đi bộ nhanh 15 phút mỗi ngày trong tuần làm việc có thể tạo ra sự khác biệt.

Tiêu thụ quá nhiều muối/natri

Quá nhiều natri có thể dẫn đến huyết áp cao, một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, người Mỹ ăn trung bình khoảng 3.400 miligam (mg) natri mỗi ngày, vượt xa lượng khuyến nghị hàng ngày. Chưa kể có rất nhiều natri ẩn trong thực phẩm của chúng ta.

The National Heart, Lung and Blood Institute (NHLBI) báo cáo rằng thực phẩm chế biến, bao gồm rau và súp đóng hộp, thịt ăn trưa, bữa tối đông lạnh, khoai tây chiên và các món ăn nhẹ mặn khác chiếm phần lớn lượng muối mà nhiều người tiêu thụ.

Hãy nhớ đọc nhãn dinh dưỡng và so sánh các sản phẩm, chọn loại có lượng natri thấp nhất. Một nguyên tắc nhỏ cần tuân theo là tiêu thụ không quá 2.300 mg mỗi ngày (khoảng 1 thìa cà phê muối) đối với hầu hết người lớn, mục tiêu lý tưởng là ít hơn 1.500 mg mỗi ngày.

Bỏ qua giấc ngủ

Trái tim của bạn làm việc chăm chỉ cả ngày và nếu bạn không ngủ đủ giấc, hệ thống tim mạch sẽ không được nghỉ ngơi cần thiết. Nhịp tim và huyết áp của bạn giảm xuống trong giai đoạn đầu tiên của giấc ngủ (giai đoạn không REM), sau đó tăng và giảm theo những giấc mơ của bạn trong giai đoạn thứ hai (giấc ngủ REM).

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng giấc ngủ là yếu tố không thể thiếu đối với sức khỏe tim mạch và cần được cân nhắc khi đánh giá tình trạng tim mạch của một người.

Nghiên cứu cho biết hơn 1/3 người trưởng thành là “những người ngủ ít”, ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm. Giấc ngủ ngắn và kém chất lượng cũng như rối loạn giấc ngủ có liên quan đến nguy cơ béo phì, tăng huyết áp và tiểu đường cao hơn.

Phân tích của các nghiên cứu trước đây chứng minh rằng thời gian ngủ ngắn có liên quan đến nguy cơ phát triển hoặc tử vong do bệnh tim mạch vành cao hơn tới 48% và nguy cơ đột quỵ cao hơn 15%.

Ngủ nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Bài báo trích dẫn dữ liệu cho thấy những người ngủ lâu (ngủ từ 9 tiếng trở lên mỗi đêm) có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 56% so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm.

Thiếu ngủ mãn tính cũng có thể dẫn đến nồng độ cortisol cao khi nghỉ ngơi, hormone phản ứng với căng thẳng và tăng mức adrenaline, tương tự như những gì bạn trải qua trong một tình huống căng thẳng.

Do đó, lý tưởng nhất là mọi người cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, theo Everyday Health.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

(PLO)- Chất đạm có vai trò quan trọng từ việc hỗ trợ tiêu hóa đến điều chỉnh lượng đường trong máu trong cơ thể, đó là những lý do tại sao việc ăn protein lại quan trọng.

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

(PLO)- Từ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, nồng độ Cortisol cao hay sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột đến thiếu ngủ... là một trong năm lý do khiến bạn thèm đường.