Nữ biệt động Sài Gòn hai lần tiến vào Dinh Độc Lập
Đêm mùng 1 tết Mậu Thân (1968), một đội Biệt động Sài Gòn gồm 15 người nhận nhiệm vụ tấn công dinh Độc Lập. Bà Nghĩa là người phụ nữ duy nhất tham gia trận đánh hào hùng và đẫm máu này. 8 người đã hy sinh, những người còn lại bị giặc bắt chịu tù đày. Bức ảnh đen trắng bà giữ lại là bức ảnh bà chụp trước trận đánh vài ngày với mục đích: Nếu hy sinh thì sẽ có ảnh để thờ.
Ngày 30/4/ 1975, bà Nghĩa cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào dinh Độc Lập sau khi chính quyền Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Bà Nghĩa khi đó quân báo Miền.
Năm 42 tuổi, cựu nữ biệt động về hưu sống cùng chồng con tại thành phố Hồ Chí Minh. Chồng bà là ông Nguyễn Thanh Xuân (hay còn gọi là Bảy Bê) - một huyền thoại của Biệt động Sài Gòn với những chiến công nổi tiếng như trận đánh khách san Caravelle, Đại sứ quán Mỹ, Tổng nha cảnh sát Sài Gòn… Trong bộ phim " Biệt động Sài Gòn", nhân vật Tám Thuận chính là nguyên mẫu từ Bảy Bê do diễn viên Thương Tín thủ vai.
Năm 2006, ông Bảy Bê qua đời. Bà Nghĩa đau đớn suốt ba năm đoạn tang chồng không bước chân ra khỏi TP HCM, không gặp gỡ ai.
Vốn là con gái vùng "Đât thép" Củ Chi, bà Nghĩa vượt qua nỗi đau mất người chồng thương yêu với tâm niệm "Hạnh phúc chính là cuộc sống". Bà tham gia CLB Biệt động Sài Gòn, tham gia công tác Đảng, công tác phụ nữ rồi dần trở lại với cuộc sống vui vẻ bên con cháu ở phường 6, quận Gò Vấp, TP.HCM.
Niềm vui của bà Nghĩa là vui vầy bên những đứa cháu nội ngoại. Các con của bà giờ trở thành cán bộ nhà nước công tác tại địa phương.
Bà thường cùng con gái, con dâu vào bếp chuẩn bị bữa ăn chiều, thời khắc ấm cúng là bữa cơm chiều đông đủ con cháu, dâu, rể.
Chăm cho cháu những khi công việc rảnh rỗi là niềm vui của huyền thoại Biệt động Sài Gòn lừng lẫy một thời.
Bà Nghĩa tâm sự: "Thế hệ trẻ cần biết đến những hy sinh của cha ông để phấn đấu xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường".