Mô hình kinh tế chia sẻ: Pháp lý và quản trị

Ngày 9-10, trường Đại học Luật TP.HCM tổ chức hội thảo khoa học bàn về “một số vấn đề pháp lý và quản trị trong mô hình kinh tế chia sẻ”.

Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia là giảng viên, luật sư tại các tỉnh thành phía Nam.

TS Phan Phương Nam tham luận tại hội nghị ngày 9-10. Ảnh:MV

Tại hội thảo, TS Phan Phương Nam (Phó trưởng khoa Luật Thương Mại, Đại học Luật TP.HCM) đề cập đến vấn đề về điều chỉnh pháp luật thuế đối với mô hình kinh tế chia sẻ, trường hợp như xe ôm công nghệ và sàn giao dịch thương mại điện tử.

Cụ thể, TS Nam cho rằng bản chất kinh tế chia sẻ là một mô hình kinh doanh cung cấp dịch vụ, trung gian, môi giới hoặc tự cung cấp hàng hóa. Do vậy, việc phát sinh thu nhập từ hoạt động này sẽ phải gánh chịu các loại thuế, tương ứng như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập.

Mô hình này, pháp luật cũng có những khó khăn nhất định như việc phối hợp để thu thuế giữa các quốc gia. Mô hình nền kinh tế chia sẻ dựa trên nền tảng công nghệ số, cung cấp dịch vụ có thể thực hiện mà các bên không phải gặp nhau trực diện.

Điều này dẫn đến hoạt động quản lý thuế của cơ quan chức năng khó xác định dịch vụ được cung cấp có hay không trên lãnh thổ quốc gia. Khó khăn hơn khi chính người cung cấp dịch vụ không hợp tác.

Cạnh đó, hoạt động bán hàng thông qua sàn giao dịch điện tử cũng phát sinh nhiều bất cập. Trường hợp, người đăng ký bán hàng trên sàn giao dịch với tư cách là một tổ chức có kê khai, nộp thuế theo luật định thì dễ quản lý.

Tuy nhiên, nếu người bán hàng là một cá nhân thì sẽ ra sao. Theo quy định hiện hành, cá nhân bán hàng sẽ tự kê khai, nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế. 

Luật sư nêu ý kiến tại hội thảo. Ảnh:MV

Trên thực tế, để quản lý hiệu quả, cơ quan quản lý thuế sẽ phải chờ đợi vào sự hợp tác của sàn giao dịch, cung cấp thông tin, kiểm tra tài khoản, xác định loại thuê… Khối lượng công việc lớn, không đảm bảo tính công bằng trong việc thu thuế và quản lý thuế.

Nêu kiến nghị, TS Nam cho rằng cần ký kết những hiệp định để điều tiết thuế đối với những hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới. Trường hợp kinh doanh trên sàn giao dịch, cá nhân phải cam kết có doanh thu chưa đến 100 triệu đồng hoặc sẽ phải ủy quyền việc nộp thuế cho sàn giao dịch.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm