Theo đó, thực hiện triển khai thực hiện thí điểm tại Trung tâm hòa giải tại TAND TP.HCM và tòa quận, huyện như quận 1, quận 2, quận 9, Bình Thạnh, Gò Vấp, Bình Tân, Tân Phú, huyện Bình Chánh và Củ Chi.
Cơ sở vật chất, thiết bị làm việc và các khoản kinh phí liên quan đến hoạt động thí điểm của 10 trung tâm hòa giải này được hỗ trợ từ nguồn ngân sách tập trung của thành phố và nguồn ngân sách thành phố phân cấp cho các quận, huyện.
Thời gian triển khai thí điểm là sáu tháng, bắt đầu từ 1-11-2018. Trong trường hợp cần thiết và khả năng cho phép thì thời gian thí điểm có thể kéo dài đến khi Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án được Quốc hội ban hành.
Lãnh đạo tòa quận 1 cùng các hòa giải viên, đối thoại viên của trung tâm hòa giải tại tòa án quận 1.
Phòng hòa giải, đối thoại tại TAND TP.HCM
Lãnh đạo TAND TP.HCM, lãnh đạo trung tâm hòa giải tại tòa thành phố chụp ảnh lưu niệm.
Thành phần của Trung tâm hòa giải, đối thoại tại tòa án gồm giám đốc trung tâm là phó chánh án tòa án thực hiện thí điểm, phó giám đốc trung tâm là thẩm phán tòa này và các hòa giải viên, đối thoại viên, thư ký hỗ trợ công tác hành chính tư pháp (nếu có).
Số lượng hòa giải viên, đối thoại viên của trung tậm tại TAND TP.HCM là 19 người, tại tòa quận, huyện là 5-10 người.
Hòa giải viên, đối thoại viên được ưu tiên lựa chọn từ những thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên... đã về hưu, luật sư, luật gia, hội thẩm nhân dân...
Trước đó, TAND TP Hải Phòng và chín quận, huyện cũng đã tổ chức thí điểm về đổi mới, tăng cường công tác hòa giải, đối thoại trong giải quyết án dân sự, hành chính. Nay tiếp tục mở rộng công tác này tại các quận, huyện còn lại của thành phố (trừ huyện Cát Hải và Bạch Long Vỹ).