Phú Yên: Ồ ạt hút cát vì … vội làm dự án?

Chiều 7-4, tại hội nghị giao ban báo chí tỉnh Phú Yên quý I-2017, ông Đỗ Trần Chương, Phó ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên, thừa nhận ban đã thiếu sót khi chưa có đánh giá tác động môi trường (ĐTM) nhưng vẫn cho nhà thầu bơm hút cát nâng nền khu đô thị mới Nam TP Tuy Hòa như Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh.

Theo đó, Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên đã cho nhà thầu dự án này là Tổng Công ty CP Thành Trung bơm hút hơn 1 triệu m3 cát từ sông Ba để nâng nền khu đô thị mới trên. Từ tháng 10-2016 đến nay, nhà thầu này huy động 10 máy bơm hút cát ồ ạt lấy cát từ sông Ba, gây ra nhiều lo ngại. “Do phải triển khai dự án nhanh, sớm hình thành hạ tầng, có quỹ đất đô thị nên Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên sử dụng kế thừa ĐTM của dự án chống xói lở bờ nam hạ lưu sông Đà Rằng đã được UBND tỉnh phê duyệt năm 2005, trong đó có hạng mục san nền mặt bằng. Dự án chống xói lở đã được UBND tỉnh phê duyệt ĐTM năm 2008, trong đó có việc bơm hút cát” - ông Chương nói.

Dù chưa có đánh giá tác động môi trường nhưng Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên vẫn cho nhà thầu hút hơn 1 triệu m3 cát từ sông Ba để nâng nền khu đô thị. Ảnh:  TẤN LỘC

Trong khi đó, ông Mai Kim Lộc, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Phú Yên, cho rằng chỉ kế thừa vị trí hút cát của dự án trước chứ không phải kế thừa ĐTM, bởi sau 24 tháng ĐTM phải phê duyệt lại. PV Pháp Luật TP.HCM đặt câu hỏi: “Căn cứ vào quy định nào mà Sở TN&MT cho bơm hút cát trước để nâng nền dự án rồi làm ĐTM sau?”. Ông Lộc nói: “Do vị trí hút cát không thay đổi. Trong khi chờ phê duyệt ĐTM mới, chúng tôi cho phép vừa triển khai hoàn thiện hồ sơ vừa cho san nền. Việc triển khai hút cát này là kế thừa vị trí dự án chống xói lở bờ nam hạ lưu sông Đà Rằng. Chúng tôi căn cứ vào thông báo của UBND tỉnh cho phép vừa triển khai thực hiện vừa hoàn tất các thủ tục. Nếu chờ ĐTM thì kéo dài rất lâu, mất cơ hội thu hút đầu tư của tỉnh Phú Yên. Nếu chờ hoàn tất thủ tục mới triển khai thì không dự án nào kịp thời. Đây là chủ trương chung của tỉnh, Sở không thể không chấp hành”.

Vụ phá rừng nuôi bò: Phú Yên tiếp thu thông tin từ báo chí

Liên quan đến việc phá rừng để thực hiện dự án nuôi bò chất lượng cao, phát biểu tại hội nghị giao ban báo chí trên, ông Phan Đình Phùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, ghi nhận phản ánh của các cơ quan báo chí liên quan đến dự án. Ông Phùng nói: “Sau khi báo chí phản ánh, lãnh đạo tỉnh Phú Yên rất cầu thị tiếp thu, kịp thời làm việc với các cơ quan chức năng liên quan để rà soát lại quá trình thực hiện dự án, khắc phục những việc làm chưa tốt. Lãnh đạo tỉnh cũng yêu cầu các ngành, địa phương, đơn vị liên quan đến dự án cũng lắng nghe báo chí, có thái độ tiếp nhận tích cực, khẩn trương kiểm tra, rà soát những vấn đề báo chí phản ánh để kịp thời khắc phục những khiếm khuyết. Tỉnh đã yêu cầu tạm dừng ngay các công việc trên thực địa của dự án… Hiện nay, đoàn thanh tra của Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT đang tiến hành thanh tra việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất lâm nghiệp sang mục đích khác trên địa bàn Phú Yên, trong đó có dự án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao. Do đó, tỉnh đang chờ kết quả thanh tra của Tổng cục Lâm nghiệp và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ rồi sẽ có thông tin chính thức”.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ông Phan Văn Mãi: 'Xin trân trọng biết ơn TP.HCM'

Ông Phan Văn Mãi: 'Xin trân trọng biết ơn TP.HCM'

(PLO)- "Mỗi ngày làm việc tại TP.HCM, bản thân luôn tìm thấy cảm hứng  đặc biệt. Tôi thấy còn nhiều việc cần phải làm. Tôi luôn mang theo ân tình của TP..." - ông Phan Văn Mãi nói.

Chân dung Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Được

Chân dung Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn ĐượcInfographic

(PLO)- Chiều 19-2, tại TP.HCM, đã diễn ra hội nghị công bố và trao quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định ông Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy Long An, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An, giữ chức Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM.

Tiếp tục sắp xếp lại các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng

Tiếp tục sắp xếp lại các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng

(PLO)- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, Kết luận 126 của Bộ Chính trị cũng nêu rõ, nếu đủ lý luận, thực tiễn thì sửa đổi, bổ sung Cương lĩnh và Hiến pháp để tổ chức lại Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, các hội quần chúng phù hợp với tổ chức Đảng hiện nay.