Theo đài RT, ngày 10-3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phản đối việc đưa ra bất kỳ cân nhắc nào đối với nỗ lực gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Ukraine.
“Tôi không nghĩ chúng ta nên xem xét một quốc gia đang có chiến tranh gia nhập liên minh?” - ông nói.
Ông Macron cho biết EU nên gửi một "tín hiệu mạnh mẽ" về tình đoàn kết tới Ukraine, nhưng cảnh báo rằng khối này “cần phải cảnh giác." Ba quốc gia - Georgia và Moldova, cùng với Ukraine - gần đây đã lên tiếng bày tỏ mong muốn trở thành thành viên của EU.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: REUTERS
Gia nhập EU từ nhiều chục năm nay đã là một trong những mục tiêu trọng tâm của Ukraine, song nỗ lực này có rất ít hoặc thậm chí không có bất kỳ tiến bộ thực tế nào. Chính quyền Kiev đã tiếp tục tư cách thành viên đối với EU trong bối cảnh đối mặt với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga hồi cuối tháng Hai.
Kể từ đó, Moscow đã vạch ra các mục tiêu của mình là “phi quân sự hóa” và “phi phát xít hóa” Ukraine, tuyên bố rằng đây là lựa chọn duy nhất để bảo vệ các nước cộng hòa ly khai Donetsk và Lugansk, đã tách khỏi Kiev vào năm 2014. Ukraine phủ nhận việc lên kế hoạch quân sự nhằm vào các nước cộng hòa, cho rằng động thái quân sự của Nga là “vô căn cứ”.
Tuần trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đưa ra yêu cầu gia nhập EU chính thức, kêu gọi khối chấp nhận đất nước của ông càng sớm càng tốt. Trong một bài phát biểu tại Nghị viện châu Âu, ông một lần nữa kêu gọi 27 quốc gia thành viên cho thấy Kiev "thực sự là người châu Âu."
Đề nghị của Kiev đã nhận được sự ủng hộ từ một số quốc gia thành viên Đông Âu. Các nhà lãnh đạo Bulgaria, Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Slovakia, Slovenia và Cộng hòa Czech đã viết một bức thư ngỏ kêu gọi Hội đồng Châu Âu “tiến hành các bước để cấp ngay cho Ukraine quy chế nước ứng cử viên EU và mở ra quá trình đàm phán”.
Các quan chức cấp cao EU đã đưa ra phản ứng dè dặt trước nguyện vọng của Ukraine, cảnh báo rằng không tồn tại bất kỳ thủ tục nhanh chóng nào cả, mọi quốc gia phải đáp ứng được các tiêu chí khác nhau, trong đó có chính trị và kinh tế, thì mới được cấp tư cách ứng cử viên liên minh.
Một số quốc gia thành viên EU được cho là đã phản đối nguyện vọng của Kiev, trong đó chỉ có Đức và Hà Lan. Theo tờ Bloomberg, các quốc gia này "muốn tập trung vào việc hỗ trợ thiết thực cho Ukraine và kết thúc chiến tranh, thay vì bắt tay vào một quá trình có thể mất ít nhất một thập niên".