Người bệnh tiểu đường có nên ăn nấm?

Nấm rất giàu selenium, đây là chất chống ôxy hóa mạnh. Như đã biết, stress ôxy hóa gây ra tình trạng kháng insulin trong cơ thể và dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2. Chính vì thế, việc ăn nấm giúp ngăn ngừa tình trạng này bằng cách cải thiện độ nhạy insulin và hạ đường huyết, theo Boldsky.

Trong nấm có chứa polysacarit, đây là hợp chất có tác dụng chống tiểu đường. Ảnh: Internet

Ngoài ra, nấm có chỉ số đường huyết thấp, không gây tăng đường huyết đột ngột, trong khi thực phẩm có chỉ số đường huyết cao thường có xu hướng tăng đột ngột nồng độ glucose.

Trong nấm có chứa polysacarit, đây là hợp chất có tác dụng chống tiểu đường. Chúng gây ra cân bằng nội môi glucose (cân bằng glucose trong máu) trong cơ thể và làm giảm các biến chứng bằng cách ngăn ngừa stress ôxy hóa.

Hơn nữa, nấm có lượng calo thấp và chất xơ hòa tan cao (beta-glucan). Điều này làm cho nấm trở thành món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe, tiêu thụ nấm có thể ngăn ngừa đột biến glucose sau khi tiêu thụ.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

(PLO)- Chất đạm có vai trò quan trọng từ việc hỗ trợ tiêu hóa đến điều chỉnh lượng đường trong máu trong cơ thể, đó là những lý do tại sao việc ăn protein lại quan trọng.

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

(PLO)- Từ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, nồng độ Cortisol cao hay sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột đến thiếu ngủ... là một trong năm lý do khiến bạn thèm đường.