Nên tiêm ngừa các bệnh truyền nhiễm khác để tránh lây lan COVID-19

Vừa qua, tại livestream Hội thảo y tế chuyên đề "Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, các liệu pháp tiêm chủng bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn đại dịch COVID-19 và chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19", BS Nguyễn Huy Luân - Trưởng Đơn vị Tiêm chủng (BV Đại học Y Dược TP.HCM) và BS Trương Hữu Khanh – Nguyên Trưởng Khoa Nhiễm (BV Nhi đồng I) đã có những chia sẻ và giải đáp thắc mắc của khán giả liên quan đến COVID-19.

. Khán giả: Thưa BS Luân, các yếu tố nào chi phối việc lựa chọn vaccine một cách hiệu quả?

+ Bác sĩ Nguyễn Huy Luân: Các yếu tố cần cân nhắc trong việc lựa chọn vaccine một cách hiệu quả đó là nhóm tuổi (tùy theo độ tuổi sẽ tiêm những loại vaccine khác nhau); tiền căn chủng ngừa (những loại vaccine đã tiêm trước đó); nhóm đối tượng nguy cơ (người già yếu, bệnh nền,...); gánh nặng bệnh tật theo vùng địa lý (vùng có tỉ lệ người nhiễm bệnh cao hay thấp); nguồn lực vaccine.

. Trong bối cảnh đẩy nhanh tiến độ tiêm ngừa vaccine COVID-19, việc tiêm ngừa những bệnh truyền nhiễm khác có quan trọng hay không?

+ Từ trước đến nay, có vô số những căn bệnh còn nguy hiểm hơn COVID-19. Tuy nhiên vì chúng ta được tiêm ngừa và bảo vệ nên thấy bình thường. Nếu không được tiêm ngừa, những căn bệnh đó vẫn sẽ bùng lên như dịch COVID-19.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo phải tiêm ngừa những bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp như cúm, phế cầu khuẩn, ho gà cùng lúc với đợt đang bị COVID để tránh sự lây lan dịch bệnh, đặc biệt là đối với người lớn tuổi và người có bệnh nền. Nếu tiêm ngừa đầy đủ những bệnh trên, tỉ lệ mắc COVID-19 và tỉ lệ bệnh nặng cũng giảm.

Bác sĩ Nguyễn Huy Luân - Trưởng Đơn vị Tiêm chủng (BV Đại học Y Dược TP.HCM). Ảnh chụp màn hình.

. Tại sao có những trường hợp tái nhiễm bệnh lại nặng hơn lần đầu?

+ Đối với những người không tiêm ngừa COVID-19, khi mắc bệnh, cơ thể cũng tạo ra đáp ứng miễn dịch nhưng sẽ kém hơn miễn dịch của người đã tiêm ngừa. Như vậy khi tái nhiễm, khả năng nhiễm bệnh nặng hơn lần đầu là có thể có. Phải nạp đủ lượng kháng nguyên vào cơ thể mới có thể tạo ra được hệ miễn dịch cần thiết để chống lại virus.

. Khán giả: Hiện nay nhà nước đang chủ trương tiêm ngừa cho trẻ em. Vậy sau khi tiêm ngừa, trẻ em có thể an tâm đến trường không thưa BS?

+  Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Sau khi tiêm ngừa, chưa chắc 100% trẻ em sẽ không nhiễm bệnh. Quan trọng là chúng ta phòng chống COVID-19 trong nhà trường như thế nào và ứng xử ra sao khi có trường hợp F0 để đảm bảo an toàn cho trẻ.

. Hiện có thông tin kháng thể đơn dòng có khả năng phòng ngừa COVID-19 hiệu quả hơn vaccine là đúng hay sai?

+ Để chống lại COVID-19, có ba mặt trận cần phải đánh. Thứ nhất là chích ngừa, hai là thuốc điều trị và cuối cùng là kháng thể đơn dòng. Kháng thể đơn dòng có vai trò tách máu của bệnh nhân COVID-19, vừa đánh protein gai, vừa đánh RBD. Nếu mình là F1, virus vừa vào cơ thể sẽ bị kháng thể đơn dòng đánh và không cho nhân lên. Còn nếu mình là F0, virus đang nhân lên thì kháng thể đơn dòng sẽ tìm và đánh hết. Như vậy, kháng thể đơn dòng có khả năng phòng ngừa COVID-19 rất tốt.

Sắp tới, AstraZeneca sẽ sản xuất kháng thể đơn dòng. Trước đó đã có hai hãng sản xuất kháng thể đơn dòng. Tuy nhiên hai loại kháng thể đơn dòng này phải truyền vào máu nên tác dụng không bền, chỉ kéo dài được từ 9 đến 12 tháng. Ngoài ra, giá của kháng thể đơn dòng khá mắc so với giá của vaccine.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Nguyên Trưởng Khoa Nhiễm (BV Nhi đồng I). Ảnh chụp màn hình.

. Hiện nay có thông tin COVID-19 sẽ biến mất ở một số quốc gia, theo quan điểm của BS thì sự việc này như thế nào và có thể gọi đây là miễn nhiễm cộng đồng hay không?

+ COVID-19 không thể nào biến mất được, chúng ta chỉ có thể sống chung với nó và hạn chế tối đa mức ảnh hưởng của nó. Trừ khi có miễn dịch cộng đồng đại dịch mới ngừng lại.

Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia có khả năng miễn dịch cộng đồng vì 75% người dân đã tiêm hai mũi vaccine. Theo tôi, tiêm hai mũi vaccine đã có khả năng miễn dịch lên đến khoảng 80%. Nếu tất cả đều tiêm hai mũi thì nồng độ virus sẽ giảm xuống, khả năng nhiễm bệnh sẽ rất thấp. Còn nếu ta sống trong môi trường có đa số chưa tiêm hai mũi vaccine mới nên tiêm mũi thứ 3.

. Nếu đã bị nhiễm COVID-19 và khỏi bệnh thì có phải luôn để lại di chứng và tổn thương phổi hay không?

+ Không phải cứ từng nhiễm COVID-19 là luôn để lại di chứng. Bất kể bệnh gì mà bệnh nhân từng đặt nội khí quản thở máy thì đều có thể để lại di chứng.

Cho đến hiện nay, hậu COVID-19 có ba nguyên nhân đó là dinh dưỡng, tâm lý và thực thể. Riêng thực thể thì từ 3 đến 6 tháng sẽ hết. Chế độ dinh dưỡng và tâm lý được quyết định bởi chính chúng ta.

Theo tôi, tiêm hai mũi vaccine đã có khả năng miễn dịch lên đến khoảng 80%. Nếu tất cả đều tiêm hai mũi thì nồng độ virus sẽ giảm xuống, khả năng nhiễm bệnh sẽ rất thấp. Còn nếu ta sống trong môi trường có đa số chưa tiêm hai mũi vaccine mới nên tiêm mũi thứ 3. (BS Trương Hữu Khanh – Nguyên Trưởng Khoa Nhiễm, BV Nhi đồng I)

Đừng chủ quan khi trẻ nhiễm COVID-19
Đừng chủ quan khi trẻ nhiễm COVID-19
(PLO)- Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM những ngày qua ghi nhận số trẻ nhập viện do COVID-19 và đến khám do có các dấu hiệu ho, sốt, sau đó phát hiện dương tính tăng cao.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bộ Y tế: Hơn 70% người lớn mắc viêm lợi, viêm quanh răng

Bộ Y tế: Hơn 70% người lớn mắc viêm lợi, viêm quanh răng

(PLO)- Hơn 70% người trưởng thành tại Việt Nam bị viêm lợi, viêm quanh răng. Đây là nội dung được Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thông tin tại Lễ mít tinh và đi bộ hưởng ứng Ngày sức khỏe răng miệng thế giới diễn ra tại TP.HCM ngày 16-3.