Suy hô hấp do bị cạp nia cắn

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Mới đây, Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận đã cứu sống bệnh nhân KTT (19 tuổi, ngụ Phước Tiến, Bác Ái Ninh Thuận) bị rắn cạp nia cắn.
Bệnh nhân T. nhập viện ngày 03-9 sau khi bị rắn cạp nia cắn trong tình trạng lơ mơ, sụp mi thở yếu, liệt tứ chi, đồng tử 2 bên giãn 4 mm. Ngay lập tức bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy, thẩm tách siêu lọc máu, kháng sinh. 
BS CK 2 Thái Phương Phiên, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh tỉnh Ninh Thuận, cho biết: “Mặc dù trước đây bệnh viện cũng tiếp nhận và điều trị thành công nhiều trường hợp bị rắn độc cắn, nhưng đây là trường hợp đầu tiên bị rắn cạp nia cắn gây suy hô hấp nặng, liệt toàn thân và có hoàn cảnh khó khăn. Bệnh nhân được cứu sống nhờ hỗ trợ kinh phí điều trị; phối hợp thẩm tách siêu lọc máu, thở máy và các biện pháp hỗ trợ khác”.
Sau bảy ngày điều trị, hiện nay sức khỏe bệnh nhân đã ổn.
Được biết, hiện nay rất thiếu huyết thanh kháng nọc cạp nia đặc hiệu. Điều trị hổ trợ trong khi chờ đợi nọc rắn được thải trừ và nguy cơ tử vong của bệnh nhân này là rất lớn.
Rắn cạp nia Nam (Bungarus candidus); có tên khác là rắn mai gầm, nọc rắn cạp nia có chứa các độc tố hậu synape và đặc biệt độc tố tiền synape gây liệt mềm kéo dài.
Cạp nia còn là loại rắn hoạt hóa, luôn trong tư thế chủ động tấn công người. Đặc biệt, với độc tố thần kinh, nếu bị cạp nia cắn, bệnh nhân có thể bị ngừng thở vài tiếng sau đó. Hầu hết các trường hợp bị rắn cạp nia cắn sẽ bị liệt cơ dẫn tới suy hô hấp và tử vong nếu không được nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, điều trị kịp thời, tích cực. 
Người nông dân khi lao động, người đánh, bắt cá ở ao hồ bị cắn khi lội nước, hoặc bắt cá trong lưới bị cắn, vô tình bị cắn khi đi bộ trên đường, bị cắn khi đang ngủ ngoài cánh đồng, trên nền nhà (rắn cạp nia rất hay b vào nhà).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm