Tư vấn, phản biện: Đúng, sai cũng phải trả lời!

Chuyện trên được GS-TS Chu Hảo kể lại tại hội thảo đánh giá hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức ngày 10-12.

PGS-TS Nguyễn An Lương, Chủ tịch Hội An toàn vệ sinh lao động Việt Nam, kể hội của ông đã có bản góp ý 11 trang về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) gửi Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội (QH) nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi. “Cần có sự trân trọng với các ý kiến góp ý chứ thế này có cảm giác như đánh vào chỗ không” - ông Lương nói.

Tư vấn, phản biện: Đúng, sai cũng phải trả lời! ảnh 1

Theo GS Chu Hảo, có nhiều kiến nghị về vấn đề giáo dục đến các cơ quan hữu quan nhưng đến giờ vẫn không ai trả lời. Trong ảnh: Thi đại học năm 2011 tại TP.HCM. Ảnh: HTD

GS-TS Chu Hảo đề xuất: VUSTA phải tham gia tích cực vào việc xây dựng văn hóa ứng xử trả lời các kiến nghị của công dân. Theo đó, các kiến nghị của VUSTA có thể phân thành hai loại. Loại thứ nhất, với những dự án được chính các cơ quan nhà nước đặt hàng thì họ bắt buộc phải trả lời ý kiến nào được chấp nhận, ý kiến nào không và vì sao. Thứ hai, với những dự án VUSTA tự làm thì ít nhất cũng phải có lời cám ơn “chúng tôi đã nhận được góp ý, chúng tôi sẽ nghiên cứu…”.

GS Chu Hảo đề nghị VUSTA thống kê trong tất cả các phản biện của mình, bao nhiêu ý kiến tư vấn phản biện được cơ quan nhà nước chấp nhận, bao nhiêu cái không được chấp nhận và vì sao. “Điều này rất quan trọng để biết rằng thực sự các đóng góp của chúng ta đi đến đâu. Nó còn quan trọng ở chỗ, hiện xã hội có dư luận rằng những dự án đã chia chác với nhau rồi thì không có cách nào dừng lại được nữa. Chỉ có thể dừng những dự án nhỏ hoặc chưa chia chác. Nếu chúng ta làm rõ được thì sẽ tránh được những thông tin sai lệch mà các thế lực thù địch có thể lợi dụng” - GS Chu Hảo lý giải.

ĐỨC MINH

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm