Theo đó, Bộ GD&ĐT quyết định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH năm 2015 là 15 điểm, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào CĐ là 12 điểm. Ngưỡng này áp dụng đối với tất cả các tổ hợp xét tuyển gồm ba môn thi (không nhân hệ số môn chính).
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Bùi Văn Ga.
"Trong quá trình xét tuyển đợt 1 các em phải theo dõi thường xuyên thống kê của các trường bởi đây là thông số rất là quan trọng, vì theo thống kê ấy các em mới biết là mình đang ở vị trí nào ở trong đó, có khả năng trúng tuyển hay không, nếu không thì rút hồ sơ nộp ra trường khác” - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Bùi Văn Ga nhấn mạnh.
Ông cũng cho biếttrong kỳ thi vừa qua có hơn 726.000 thí sinh dự thi để xét tuyển vào ĐH-CĐ. Trong số này có hơn 531.000 thí sinh có ít nhất một tổ hợp có tổng điểm bằng hoặc cao hơn 15 điểm (là mức điểm sàn để xét tuyển vào các trường đại học).
“So với chỉ tiêu tuyển sinh ĐH là khoảng 350.000 thì số thí sinh này dôi dư gấp 1,52 lần. Như vậy còn khoảng 27% thí sinh đăng ký dự thi để xét tuyển ĐH không đạt ngưỡng để xét tuyển vào các trường ĐH. Có thể nói năm nay số lượng năm nay rất dồi dào”- ông Ga nói.
Hướng dẫn các thí sinh, ông Ga khuyên các emkhi nộp hồ sơ thì phải tìm kiếm tìm hiểu thông tin các trường. Thí sinh không nên có điểm vừa phải mà nộp hồ sơ vào những trường điểm cao thì khả năng trúng tuyên thấp mà lại phải rút hồ sơ. Thí sinh nên nộp vào trường vừa tầm, chính vì thế phải nghiên cứu thông tin để nộp vào không phải rút hồ sơ.
Theo ông Ga, các trường cũng không sợ thiếu nguồn tuyển mà hạ quá thấp ngưỡng nhận hồ sơ, vì có thể gây khó khăn cho thí sinh.“Các trường quy định ngưỡng quá thấp, nhiều em nộp hồ sơ vào sẽ phải rút ra, vì vậy các trường hết sức cân nhắc để lựa chọn ngưỡng nhận hồ sơ cho phù hợp để tạo điều kiện cho thí sinh” - ông Ga đưa ra lời khuyên.