'Thượng đế' đang lãnh đủ loại phí của thẻ tín dụng quốc tế

Tại Hội thảo "Đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng nội địa" do Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 11-3 có một thông tin đáng chú ý là tính đến cuối năm 2021, số lượng thẻ tín dụng nội địa đang lưu hành tại Việt Nam mới chỉ đạt trên 475.000 thẻ.

Thẻ tín dụng quốc tế: Phí chồng phí

Ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Trung tâm thẻ VietinBank, cho biết số liệu thống kê cho thấy trước khi có dịch COVID-19, thẻ tín dụng quốc tế ít được sử dụng để thanh toán tại Việt Nam.

Thế nhưng, trong thời gian diễn ra dịch COVID-19, có tới 90% thẻ tín dụng quốc tế dùng để chi tiêu tại Việt Nam. Các tổ chức phát hành thẻ quốc tế có rất nhiều cách thu phí mà chúng tôi hay gọi là ma trận phí hay phí chồng phí. Tức là ngoài phí phát hành, còn thu phí xử lý giao dịch ngoài nước, phí giao dịch online….

"Điều này khiến ngân hàng phải tăng chi phí hoạt động, khách hàng cũng phải tăng phí duy trì cho mục đích tiêu dùng trong nước. Do đó, việc phát triển thẻ tín dụng nội địa sẽ là phương thức phá bỏ "ma trận phí thẻ tín dụng”- ông Khoa nhấn mạnh.

Dòng thẻ tín dụng nội địa có thủ tục mở thẻ rất đơn giản, thời gian miễn lãi dài từ 45 - 55 ngày.

Tránh lệ thuộc tổ chức thanh toán nước ngoài

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quang Minh, Phó Tổng Giám đốc NAPAS cho rằng thẻ tín dụng nội địa có biểu phí hợp lý, bảo đảm cân bằng lợi ích của các bên, giúp tiết kiệm phí thanh toán cho các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ.

Khác với thẻ tín dụng quốc tế, thẻ tín dụng nội địa được do NAPAS phối hợp các ngân hàng và công ty tài chính Việt Nam phát hành. Vì vậy, nó không chỉ phù hợp với thị trường trong nước, mà còn có mức phí cho mỗi giao dịch sẽ thấp hơn đồng thời khách hàng vẫn được hưởng nhiều ưu đãi tương tự như thẻ tín dụng quốc tế.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc đẩy mạnh thẻ tín dụng nội địa mang lại lợi ích cho toàn nền kinh tế, vừa tránh lệ thuộc tổ chức thanh toán nước ngoài. Mặt khác, thúc đẩy ngân hàng sớm hoàn thiện và làm chủ hệ thống thanh toán, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây cũng là công cụ tốt để đẩy lùi hoạt động tín dụng đen.

Để tránh rủi ro khi sử dụng thẻ, ông Lê Thanh Hà, Trưởng tiểu ban Rủi ro, Hội Thẻ Việt Nam khuyến cáo: "Chủ thẻ tín dụng tuyệt đối không đưa thẻ của mình cho bất cứ người nào khác, trừ nhân viên của ngân hàng hoặc các nhân viên thu ngân của đơn vị chấp nhận thanh toán được chỉ định để làm việc với khách hàng. Khi thu ngân thực hiện giao dịch phải trong tầm quan sát của mình".

Dòng thẻ tín dụng nội địa có thủ tục mở thẻ rất đơn giản, thời gian miễn lãi dài từ 45 - 55 ngày và được chấp nhận thanh toán trên mạng lưới thanh toán thẻ chip ghi nợ nội địa sẵn có của tổ chức phát hành thẻ.

Đặc biệt, chi phí sử dụng thẻ tín dụng nội địa thấp hơn nhiều so với dòng thẻ tín dụng quốc tế như phí phát hành, phí thường niên… 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm