Tòa công nhận quyền sở hữu nhà cho người cha, đồng thời hủy quyết định kê biên của cơ quan THA dân sự về phần căn nhà…
Đây là vụ tranh chấp quyền sở hữu tài sản bị kê biên. Theo tôi, tòa sơ thẩm đã sai lầm nghiêm trọng khi thụ lý, giải quyết yêu cầu hủy quyết định kê biên của cơ quan THA.
Theo Luật THA dân sự, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của thủ trưởng cơ quan THA dân sự, chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Luật THA dân sự cũng quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại về THA. Như vậy, nếu không đồng ý với quyết định kê biên của cơ quan THA, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chỉ có quyền khiếu nại đến những người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Mặt khác, theo Luật Tố tụng hành chính, quyết định kê biên của cơ quan THA dân sựkhông phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Do đó, khi giải quyết tranh chấp quyền sở hữu tài sản bị kê biên, tòa không được thụ lý, giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định củacơ quan THA. Ngoài ra, Luật THA dân sự cònquy định về việc ra quyết định hoãn THA khi tài sản kê biên có tranh chấp đã được tòa thụ lý, giải quyết. Như vậy, nếu sau đó tòacông nhận quyền sở hữu tài sản cho người phải THA thì cơ quan THA tiếp tục tổ chức THA bình thường. Ngược lại, nếu tòacông nhận quyền sở hữu tài sản cho người khác thì cơ quan THA sẽ căn cứ vào đó ra quyết định hủy bỏ quyết định kê biên.
Trong vụ án này, tòa phúc thẩm cần tuyênhủy một phần quyết định của bản án sơ thẩm, đình chỉ yêu cầu khởi kiện của người cha về việc hủy quyết định kê biên của cơ quanTHA (vì không thuộc thẩm quyền của tòa). Tòa phúc thẩm chỉ giải quyết một yêu cầu khởi kiện thuộc thẩm quyền là xác định quyền sở hữu nhà đã kê biên thuộc về ai mà thôi.
Luật sư NGUYỄN HỒNG HÀ, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa