Tối 20-7, Bộ Y tế cho biết Việt Nam có thêm 2.640 ca nhiễm COVID-19, trong đó năm ca nhập cảnh và 2.635 ca ghi nhận trong nước.
Các ca trong nước gồm TP.HCM (1.803), Bình Dương (422), Đồng Nai (82), Đồng Tháp (60), Long An (46), Hà Nội (40), Đà Nẵng (29), Phú Yên (27), Cần Thơ (23), Ninh Thuận (22), Khánh Hòa (15), Bình Thuận (14), Kiên Giang (12), Nghệ An (8 ), Đắk Lắk (8), Bắc Ninh (4), Bình Định (3), Hưng Yên (3), Quảng Nam (2), Bạc Liêu (2), Vĩnh Phúc (2), An Giang (2), Kon Tum (2), Gia Lai (1), Bắc Giang (1), Đắk Nông (1), Lâm Đồng (1).
Đáng chú ý, tỉnh Kon Tum lần đầu tiên ghi nhận bệnh nhân nhiễm COVID-19 kể từ khi dịch xảy ra, với hai ca.
Tính cả ngày hôm nay, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 4.795 ca nhiễm mới, trong đó sáu ca nhập cảnh và 4.789 ca ghi nhận trong nước. TP.HCM tiếp tục có số bệnh nhân mới nhiều nhất với 3.322 ca, tiếp theo là Bình Dương (578), Đồng Nai (162), Tiền Giang (133), Đồng Tháp (66)…
Cũng trong ngày 20-7, Bộ Y tế cho biết chuẩn bị tiếp nhận 100 máy xét nghiệm RT-PCR và 63 máy tách chiết (giá trị khoảng 120 tỉ đồng) cho công tác phòng chống dịch COVID-19 của Tập đoàn Vingroup - Công ty CP tài trợ.
Bộ Y tế cũng kiến nghị TP.HCM bổ sung thêm nhân lực hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm, truy vết, theo dõi các ca bệnh nhân F0 tại khu cách ly tạm thời trong khi chờ đợi chuyển đến bệnh viện điều trị, đặc biệt là tại các điểm nóng.
Cùng với đó, TP cần chỉ đạo việc tiếp nhận và bố trí ổn định cho các cán bộ, sinh viên của trường đại học, cao đẳng tham gia hỗ trợ và xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động của đoàn này để tránh việc lãng phí nguồn lực.
Ngoài ra, TP cũng cần giãn bớt các lao động nhập cư ở các khu vực có nhiều nhà trọ để đảm bảo việc giãn cách, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh tại các khu vực này; tiếp tục tăng cường xét nghiệm cho khu có nguy cơ cao và khu có nguy cơ.
Đồng thời, chỉ đạo các bệnh viện nhanh chóng tiếp nhân các bệnh nhân F0 chuyển biến nặng ở tuyến dưới chuyển lên để được điều trị kịp thời, tránh diễn biến nặng và tăng nguy cơ tử vong…