Tổng thư ký NATO lên tiếng về đề xuất thay đổi học thuyết hạt nhân của Nga

(PLO)- Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh rằng các thành viên NATO không nên bị những thay đổi trong học thuyết hạt nhân của Nga ngăn cản việc tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 30-9, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - ông Jens Stoltenberg cho biết NATO không lo ngại về những đề xuất thay đổi trong học thuyết hạt nhân của Nga, theo hãng tin Reuters.

"Những gì chúng ta thấy là một khuôn mẫu hùng biện và truyền tải thông điệp hạt nhân liều lĩnh của Nga, và điều này nằm trong khuôn mẫu đó" - ông Stoltenberg nói.

Ông Stoltenberg cũng cho biết NATO không phát hiện bất kỳ thay đổi nào trong học thuyết hạt nhân của Nga mà "đòi hỏi phải có bất kỳ thay đổi nào từ phía chúng tôi".

Khi được hỏi liệu việc tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine có nguy cơ đối đầu trực tiếp với Nga hay không, tổng thư ký NATO nhấn mạnh rằng các thành viên NATO không nên bị "những tuyên bố hạt nhân liều lĩnh của Nga" ngăn cản cung cấp thêm viện trợ quân sự cho Ukraine.

nato phản ứng học thuyết hạt nhân của NGa.png
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters tại Brussels (Bỉ) ngày 30-9. Ảnh: REUTERS

"Mỗi lần chúng tôi tăng cường hỗ trợ bằng các loại vũ khí mới như xe tăng chiến đấu, hỏa lực tầm xa hoặc máy bay F-16 thì Nga lại cố gắng ngăn cản chúng tôi [...] Họ đã không thành công và ví dụ mới nhất này cũng không nên ngăn cản các đồng minh NATO ủng hộ Ukraine" - ông Stoltenberg lưu ý.

Ông Stoltenberg cũng cho biết "không có viên đạn bạc" nào có thể thay đổi mọi thứ trên chiến trường, nhưng các cuộc tấn công sâu vào bên trong nước Nga có thể tạo ra sự khác biệt như một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của phương Tây nhằm giúp Ukraine đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga.

Ông Stoltenberg nói rằng bất kỳ đàm phán nào chấm dứt chiến sự cũng phải bao gồm các đảm bảo an ninh cho Ukraine từ các cường quốc phương Tây, trên hết là Mỹ.

"Khi một ranh giới nào đó được thống nhất - có thể là biên giới được quốc tế công nhận hoặc một ranh giới ngừng bắn khác, chúng ta phải hoàn toàn chắc chắn rằng chiến sự sẽ kết thúc tại đó" - ông Stoltenberg nói với Reuters.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm