TP Thủ Đức ra mắt ứng dụng trực tuyến TP Thủ Đức

(PLO)- Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu lãnh đạo TP Thủ Đức tính toán để làm sao đến 2030-2045, TP Thủ Đức sẽ là trung tâm động lực mới của TP.HCM. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 29-4, UBND TP Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức lễ công bố Cổng thông tin điện tử TP Thủ Đức và Ứng dụng trực tuyến TP Thủ Đức.

Tích hợp 68 thủ tục từ cấp phường đến TP Thủ Đức

Tại buổi công bố, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Hoàng Tùng, cho biết để xây dựng TP Thủ Đức thành khu đô thị sáng tạo, có chất lượng cuộc sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, phát triển nhanh và bền vững thì phải có sự đồng thuận giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp.

Lãnh đạo TP Thủ Đức luôn đặt nhu cầu của người dân lên hàng đầu, lắng nghe ý kiến của người dân thông qua các kênh thông tin của TP.

Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Hoàng Tùng phát biểu tại lễ công bố. Ảnh: THANH TUYỀN

Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Hoàng Tùng phát biểu tại lễ công bố. Ảnh: THANH TUYỀN

Cổng thông tin điện tử TP Thủ Đức và Ứng dụng trực tuyến TP Thủ Đức là một trong các giải pháp trọng tâm thực hiện công tác quản lý, giám sát việc thực thi công vụ, tạo môi trường tương tác giữa chính quyền và người dân, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền.

Đây là kênh thông tin chính thức của TP Thủ Đức, cung cấp thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của TP và tiếp thu ý kiến từ người dân, doanh nghiệp.

Giao diện Ứng dụng trực tuyến TP Thủ Đức. Ảnh: THANH TUYỀN

Giao diện Ứng dụng trực tuyến TP Thủ Đức. Ảnh: THANH TUYỀN

Ứng dụng này tích hợp các hệ thống thông tin một cửa điện tử, tích hợp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 đối với 68 thủ tục hành chính từ cấp phường đến TP Thủ Đức.

Ứng dụng này còn tích hợp các ứng dụng phản ánh trật tự đô thị, thông tin quy hoạch, quét mã QR tra cứu thủ tục hành chính, hệ thống tổng đài tự động thông qua tương tác với người dân bằng tin nhắn (chatbox) hoặc bằng giọng nói (callbot)…

Cùng đó, hệ thống thông tin địa lý dùng chung cho TP Thủ Đức, tích hợp về quy hoạch, hạ tầng… cũng đuộc đưa vào ứng dụng.

Chủ tịch UBND TP Thủ Đức cho biết trong thời gian tới, chính quyền TP Thủ Đức sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, có cơ chế khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến, phân công công chức hướng dẫn và hỗ trợ nộp hồ sơ trực tuyến; triển khai đồng bộ các cơ sở pháp lý, hạ tầng kỹ thuật cho việc áo dụng công nghệ thông tin vào cung cấp dịch vụ công.

Chính thức vận hành Cổng thông tin điện tử TP Thủ Đức và Ứng dụng trực tuyến TP Thủ Đức. Ảnh: THANH TUYỀN

Chính thức vận hành Cổng thông tin điện tử TP Thủ Đức và Ứng dụng trực tuyến TP Thủ Đức. Ảnh: THANH TUYỀN

“TP Thủ Đức luôn phấn đấu, nỗ lực xây dựng một nền hành chính điện tử đồng bộ, hiện đại từng bước tạo nên môi trường làm việc điện tử diện rộng, an toàn, an ninh thông tin, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động các cơ quan hành chính của TP”- ông Hoàng Tùng nhấn mạnh.

Giai đoạn 2030-2045, Thủ Đức là trung tâm động lực mới của TP.HCM

Đến tham dự buổi công bố, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đánh giá nỗ lực của chính quyền TP Thủ Đức trong công cuộc chuyển đổi số của TP.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại lễ công bố. Ảnh: THANH TUYỀN

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại lễ công bố. Ảnh: THANH TUYỀN

Tuy vậy, người đứng đầu chính quyền TP cho rằng, câu chuyện đổi số, xây dựng TP thông minh đã được nói nhiều ở các diễn đàn, hội nghị, hội thảo, trên báo chí và đến giờ, TP đã nhìn thấy được những khoảng cách nhất định.

“Chúng ta đã nhìn thấy được những khoảng cách giữa những tuyên bố, giữa những gì chúng ta nói, và cũng nhìn thấy được nhu cầu hết sức cần thiết, phải thật sự chuyển đổi số, phải thật sự ứng dụng công nghệ số để xây dựng TP Thủ Đức nói riêng, TP.HCM nói chung thành đô thị thông minh”- ông Phan Văn Mãi nhìn nhận.

Ông Mãi cho rằng, việc xây dựng một TP thông minh không phải ở chỗ nói trong kế hoạch.

“Điều đó nằm ở chỗ phục vụ được người dân, doanh nghiệp, hoạt động của hệ thống chúng ta thuận lợi, hiệu quả hơn. Phải làm sao để thật sự phát huy hiệu quả của các ứng dụng. Chúng ta có kênh thông tin điện tử chính thức về TP, vậy thì làm sao để cho người dân TP Thủ Đức biết và khai thác, người dân ngoài TP Thủ Đức quan tâm về địa bàn biết để khai thác?”- ông đặt vấn đề.

Chủ tịch UBND TP cho rằng, việc chuyển đổi những thông tin này trở thành lợi ích của người dân doanh nhiệp là một phần của kinh tế số. Lợi ích đó được thể hiện rõ ở mức độ tiếp cận thông tin của chính quyền với người dân, từ đó ông yêu cần cần phải có cơ chế tiếp nhận, phản hồi và tương tác với người dân một cách hiệu quả nhất.

TP Thủ Đức đã có phát động cán bộ, công chức, viên chức cài và sử dụng ứng dụng. Ở điểm này, ông Mãi đặt vấn đề rằng phải có cách làm như thế nào để không chỉ cán bộ, công chức, viên chức mà người dân, doanh nghiệp biết và dùng thường xuyên.

Ông cũng nhắc rằng, hiệu quả của việc thực hiện chuyển đổi số nằm ở việc người dân, doanh nghiệp có hưởng ứng hay không chứ không phải nằm ở một phía từ chính quyền

Từ đó, ông mong Thủ Đức sẽ tìm kiếm nhiều hơn nữa những cách thức hiệu quả để triển khai sâu rộng đến người dân.

“TP Thủ Đức nên đi đầu áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cao nhất ở TP chúng ta. Khi làm được rồi thì cần phải đo lường hiệu quả mang lại cho người dân, doanh nghiệp cho hệ thống hành chính” - ông Mãi nhấn mạnh.

Người đứng đầu chính quyền TP nói rằng, câu chuyện chuyển đổi số, xây dựng TP Thủ Đức thông minh không chỉ là để kỷ niệm 47 năm ngày thống nhất đất nước.

“Trên hết, đây là bắt đầu cho một hành trình chạy marathon trong thời gian tới. Càng về đích càng phải làm với tốc độ cao hơn. Chúng ta cần có kế hoạch kỹ lưỡng để triển khai đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả hơn”- ông nói.

Chủ tịch UBND TP đặt ra một câu chuyện dài hơi hơn cho TP Thủ Đức và yêu cầu lãnh đạo TP này tính toán để làm sao đến 2030-2045, TP Thủ Đức sẽ là trung tâm động lực mới của TP.HCM.

Để làm được điều này, ông Mãi cho rằng TP Thủ Đức cần tập trung vào các trụ cột chính: Lợi thế Đại học Quốc gia TP.HCM với đội ngũ khoa học, đất đai, các mô hình áp dụng cho chuyển đổi số, xây dựng TP thông minh, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo liên quan; khu Công công nghệ cao hiện hữu và dự kiến mở rộng; khu đô thị mới Thủ Thiêm; khu cảng Cát Lái với hạ tầng, logistic thông minh; trung tâm hành chính mới của TP Thủ Đức.

Ông nói, những trụ cột này là hình dung rõ nhất về TP Thủ Đức thông minh, về chuyển đổi số của TP Thủ Đức trong thời gian tới.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm