TP.HCM: Số ca mắc, tử vong và nhập viện vì COVID-19 cùng giảm mạnh
TÁ LÂM
Chiều 4-1, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM đã tổ chức họp báo định kỳ cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
Ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM, thông tin tại họp báo. Ảnh: TÁ LÂM
Thông tin tại cuộc họp báo, ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM, cho biết bước sang năm 2022, TP đón nhận ba tín hiệu rất lạc quan trong phòng chống dịch.
Thứ nhất, số ca mắc mới COVID-19 ngày càng giảm. Cụ thể, khi công bố tình hình dịch bệnh theo tuần từ ngày 2 đến 9-12, toàn TP có 8.686 ca mắc mới, tuần từ ngày 9 đến 16-12 giảm còn 7.527 ca, tuần từ ngày 16 đến 23-12 giảm còn 5.493 ca và tuần vừa qua từ ngày 23 đến 30-12 chỉ còn 4.087 ca.
“Điều này cho thấy công tác chống dịch COVID-19 đạt được kết quả tích cực” – ông Hải nói.
Thứ hai, số ca tử vong do COVID-19 cũng giảm liên tục từ cuối năm 2021 đến nay. Trong đó, từ 40 ca ngày 29-12-2021 giảm còn 30 ca ngày 1-1-2022 và ngày 2-1 có 31 ca, ngày 3-1 giảm còn 26 ca.
Thứ ba, số ca nhập viện cũng ngày càng giảm. “Khoảng nửa tháng trước, số ca nhập viện ở mức 700-800 người mỗi ngày, đến đầu năm nay, số lượng đã giảm mạnh và chỉ còn khoảng 300 trường hợp cần nhập viện điều trị mỗi ngày” - ông Hải cho biết thêm.
Bên cạnh đó, con số xuất viện luôn lớn hơn số ca nhập viện.
“Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của nhân dân, chúng ta có niềm tin công tác chống dịch COVID-19 năm 2022 sẽ có kết quả ngày càng tốt hơn” - ông Hải nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM. Ảnh: TÁ LÂM
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết Bộ Y tế hôm 29-12-2021 đã có công văn về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19.
Theo đó, người tiếp xúc gần trước đây là F1, nhưng theo công văn mới, F1 là người tiếp xúc cơ thể trực tiếp với F0 trong thời kỳ lây bệnh; người không đeo khẩu trang ở phòng kín có khoảng cách gần với F0, trong thời gian tối thiểu 15 phút; người trực tiếp khám điều trị ca bệnh.
Ông Tâm cho rằng, quy định mới về F1 này giúp khoanh vùng sát hơn, phân loại chính xác người có nguy cơ, thực sự tiếp xúc gần với ca nhiễm. Từ đó, sẽ triển khai các biện pháp khoanh vùng, truy vết hiệu quả hơn và tiết kiệm thời gian, sức lực hơn.
Trả lời câu hỏi, liệu việc xác định F1 theo qui định mới này có hiệu quả với biến chủng Omicron hay không, ông Tâm khẳng định chưa có căn cứ để nói “việc xác định F1 này không đảm bảo an toàn khi xuất hiện biến chủng Omicron”.
(PLO)- Ngoài 5 ca mắc COVID-19 biến chủng Omicron đã được công bố, TP.HCM phát hiện thêm một ca mắc nhập cảnh là tiếp viên một hãng hàng không nước ngoài, người Đài Loan.
(PLO)- Cựu chiến binh Trần Văn Thanh (76 tuổi) đã chạy xe máy từ Nghệ An vào TP.HCM để xem diễu binh, diễu hành dịp 30-4, mang theo mong muốn truyền cảm hứng và tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ qua chính hành trình đặc biệt của mình.
(PLO)- Nhiều năm qua, ngành y tế TP.HCM đã và đang đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm xây dựng hệ thống y tế hiện đại, thông minh, phục vụ người dân hiệu quả và minh bạch.
(PLO)- Tuổi trung bình khi sinh của phụ nữ Việt Nam có xu hướng tăng dần. Có sự khác biệt lớn về tuổi trung bình khi sinh con của người mẹ chia theo dân tộc.
(PLO)- Robot AI không chỉ tối ưu hóa các quy trình khám chữa bệnh, giảm tải cho bác sĩ, mà còn giúp cá nhân hóa từng bệnh nhân trong điều trị nhằm chẩn đoán chính xác nhất, mang lại hiệu quả chữa trị cao nhất.
(PLO)- Trào lưu uống nước cốt chanh liều cao để “giải độc, chữa bách bệnh” đang lan nhanh trên mạng xã hội. Các chuyên gia cảnh báo nếu lạm dụng có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
(PLO)- TP.HCM chính thức khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, định hướng phát triển trở thành Trung tâm cấp cứu chấn thương và can thiệp tim mạch của khu vực Đông Bắc TP. Đây là một trong những công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.