Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử đáng tin cậy và cơ sở pháp lý vững chắc để khẳng định qua nhiều thế hệ Việt Nam đã sở hữu và quản lý liên tục và hiệu quả quần đảo Hoàng Sa, ít nhất là từ thế kỷ 17.
Quần đảo Hoàng Sa bị TQ dùng vũ lực chiếm đóng vào năm 1974. Việt Nam chưa bao giờ công nhận hành động chiếm đóng này và đã liên tục khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa.
Yêu sách quyền lịch sử của TQ không phù hợp với UNCLOS. Như GS Carlyle A. Thayer (ĐH New South Wales của Úc) từng nói cách giải quyết của TQ đối với vùng tiếp giáp là không phù hợp.
Ông nhận xét thế giới đã choáng váng trước hình ảnh tàu TQ cố ý đâm chìm tàu cá Việt Nam. Hành động chết người của TQ đã đi ngược với các chuẩn mực quan hệ quốc tế. TQ cũng tự ý cấm tàu bè vào khu vực giàn khoan và ngăn chặn tàu Việt Nam cách giàn khoan đến 17 hải lý.
Theo UNCLOS, một quốc gia chỉ được thiết lập vùng an toàn 500 m đối với các công trình và thiết bị lắp đặt trên biển. Như vậy, hành động của TQ đã cản trở tự do hàng hải, đe dọa tàu thương mại và tàu cá đi qua biển Đông.
Ông ghi nhận Đại sứ TQ tại Úc Mã Triều Húc đã đúng khi phát biểu mối quan hệ song phương mạnh mẽ giữa TQ và Việt Nam mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước. Ông khẳng định Việt Nam luôn mong muốn hợp tác với TQ giải quyết tranh chấp trong hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế.
DUY KHANG